Người làm việc nhanh xem xét xung quanh, Người làm việc chậm lắng nghe tâm trạng đối phương

Trong cuộc sống này, người nhận được sự sống và đang cố gắng sống hết mình không phải ai khác ngoài bạn, người đang đọc cuốn sách này. Và cũng công thể phủ nhận bạn chính là nhân vật chính trong cuộc sống của bạn.

Tôi nghĩ rằng bạn chỉ cần sống một cuộc sống là chính mình.

 

Tuy nhiên, một sự thực là trong cuộc sống, bạn sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều người. Việc có được những người đó “kính trọng” hay không là yếu tố rất quan trọng trong quá trình tiến triển công việc của bạn.

Ý kiến này đối ngược với bài 46, nhưng quả thực cần phải có một mức độ “quan tâm” vừa phải.

 

Nếu được đối phương kính trọng, có thể họ sẽ giúp đỡ lúc bạn gặp khó khăn hay cùng chung sức để tiến triển công việc. Nghĩa là bạn sẽ trở thành “người làm việc nhanh”.

Ngược lại, nếu bị đối phương ghét, công việc sẽ không thể tiến triển thuận lợi. Nghĩa là bạn sẽ trở thành “người làm việc chậm”.

 

Ở đây chúng ta cùng thử suy nghĩ lại về việc “kính trọng”.

 

Nhiều người nghĩ rằng khi được cấp trên giao phó công việc, dù là bất kỳ công việc nào cũng nên dành thời gian tiến hành cẩn thận, nhưng đương nhiên là không phải như vậy.

Đặc biệt, trong công ty lớn, với những công việc hoàn thành trong nội bộ công ty, tôi cảm nhận thấy khuynh hướng “Dành thời gian tiến hành cẩn thận” khá mạnh mẽ.

Ví dụ, khi bạn làm tư liệu thống kê kinh doanh sử dụng trong nội bộ công ty, với tâm ý mong cấp trên cảm thấy hài lòng nên bạn đã lỡ làm tư liệu chen nhiều màu sắc.

Tôi không nghĩ việc bạn cố gắng hết sức để làm một tư liệu tốt là điều xấu, nhưng phải có giới hạn.

Cấp trên có thực sự mong muốn đến mức độ như vậy không? Không chừng cấp trên thực sự chỉ mong muốn một thứ đơn giản mà thôi.

 

Ngay từ đầu, công việc trong công ty vốn không yêu cầu khắt khe về hình thức, chỉ cần đạt mức tối thiểu là đủ. Tuy vậy, phần lớn mọi người chỉ vì để cấp trên nhìn thấy mà quá để ý, và dành quá nhiều thời gian.

 

Việc lấy tâm trạng của cấp trên không phải là điều được mong đợi.

Bởi đây là công việc, nên tôi nghĩ đối với khách hàng mà bạn đang nhận tiền từ họ, bạn cần dành thời gian là việc cẩn thận để đưa ra sản phẩm tốt. Tuy nhiên, đối với cấp trên trong công ty, bạn chỉ cần đưa ra sản phẩm đạt mức tối thiểu là được.

Đây được gọi là “quan tâm, để ý”, luôn nhìn sắc mặt của cấp trên.

 

Vì vậy, đặc biệt trong tổ chức lớn, công ty lớn, đó là nguyên nhân phát sinh rất nhiều lãng phí.

Trong cuốn sách “Giám đốc đừng làm công ty ‘lớn’ hơn nữa” (Nhà xuất bản Diamond), đứng từ lập trường của kế toán thuế, tôi đã viết những vấn đề trong công ty lớn của Nhật Bản. Một trong số đó là “Trong những công ty lớn, vì sử dụng phần lớn năng lượng phía bên trong nên thu được lợi nhuận nhỏ”.

Nếu dành quá nhiều công sức vào công việc bên trong nội bộ công ty, hay quá nhiều thời gian cho các hội nghị, điều chỉnh nội bộ, sẽ không thể sử dụng sức lực hướng ngoại cho các hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trên đầu người cũng vì thế mà giảm đi.

Ở một mức độ nào đó, công việc trong công ty đương nhiên cần thiết, nhưng đừng quá câu nệ, hãy phát huy năng lượng hướng ngoại.

 

Dù thế nào, công việc được sinh ra bở mối quan hệ giữa người với người, nên việc để ý tới người khác và tiến triển công việc là không thể thiếu. Nếu làm như vậy, bạn sẽ trở thành “người làm việc nhanh”.

Người làm việc nhanh là người không cố gắng nịnh lọt. 

 

Biên dịch: Kiều Chinh

Theo cuốn: “Người làm việc nhanh, người làm việc chậm”

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan