Làm gì với đôi tay của bạn trong suốt bài thuyết trình? (Phần 1)

 

Chúng ta thường nhận được những lời khuyên khi phát biểu trước đám đông như : “đừng sử dụng tay quá nhiều,  hạn chế ngôn ngữ cơ thể để mọi người có thể tập trung vào bài nói chuyện của bạn”. Tuy nhiên những nghiên cứu chỉ ra rằng thực sự hiệu quả tích cực khi sử dụng đôi tay khi thuyết trính.

Nhà chuyên môn Vanessa Van Edwards khi phân tích các bài phát biểu TED nổi tiếng, bà và phát hiện ra rằng các bài phát biểu trở thành hiện tượng hay được phổ biến rộng rãi nhất là những bài phát biểu sử dụng nhiều động các tay nhất. Bài TED được xem ít nhất có 124.000 lượt xem và sử dụng trung bình 272 động các tay. Trong khi bài TED được xem nhiều nhất là 7.4 triệu lượt xem sử dụng 465 động tác tay với cùng một khoảng thời gian.

Bà cũng nói “khi bạn sử dụng động tác tay, bộ não của người nghe sẽ rất hạnh phúc, bởi nó cảm thấy thoải mái hơn với hai sự giải thích cùng lúc (lời nói và cử chỉ)”.

Vấn đề với phần lớn mọi người đó là họ không biết được ngôn ngữ cơ thể nào biểu thị đúng thông điệp muốn truyền tải trong khi còn đang mải tập trung nhớ những nội dung cần nói. Vậy động tác tay nào có sức ảnh hưởng lớn và ngược lại? Hãy cùng đánh giá năm bài phát biểu sử dụng ngôn ngữ cơ thể nổi tiếng để hiểu hơn về sử dụng tay đúng và sai cách khi bạn phát biểu trước đám đông.

 

Giữ tay chuyển động liên tục khi giải thích

“Làm mọi thứ thật tự nhiên” có lẽ là lời khuyên quen thuộc nhât của các chuyên gia. Điều này cũng khá dễ hiểu, bởi nếu tập trung múa may sử dụng ngôn ngữ cơ thể quá nhiều, bạn sẽ quên mất nội dung bài phát biểu của mình hoặc trông khôi hài giống đứa trẻ đang tuổi nhún nhảy theo điệu nhạc.

Tuy nhiên cũng có vài ví dụ sử dụng “ngôn ngữ cơ thể có dự định” giúp đỡ bài phát biểu của bạn hiệu quả hơn.

Bà Edwards cũng gợi ý, nếu bạn đang nói về những ý nhỏ, hãy kẹp hai ngón tay giống cái kìm, nếu đó là điểm lưu ý lớn, đừng ngại ngùng giang rộng tay bạn trên không trung. Để diễn đạt hai thứ trái ngược, đưa ra một tay để diễn đạt những lợi ích và tay còn lại để liệt kê những mặt trái.

Bà cũng nói “mỗi khi bạn nói về số lượng nhỏ hơn năm, hãy sử dụng các ngón tay của bạn, nó giúp mọi người nhớ dễ hơn và tin tưởng hơn vào các số liệu”. Điều này cũng giống như bạn đánh dấu từ ngữ mọi người nên ghi nhớ vậy.

 

Sử dụng lòng bàn tay để xây dựng niềm tin

Một trong những lời khuyên quen thuộc thường được nhắc đến là mở rộng lòng bàn tay hướng về phía khan giả. Mark Bowden, chủ tịch trung tâm thuyết trình Toronto-based, đã giải thích hành động này để chỉ ra bạn “không mang theo bất kỳ thiết bị hay vũ khí nguy hiểm nào”. Tất cả mọi hành động từ bắt tay tới giơ cao hai tay (đầu hàng cảnh sát) đều để chứng minh rằng bạn không giấu diếm bất cứ thứ gì.

“Khi tôi đưa ra cho bạn xem hai lòng bàn tay, đó là giấu hiệu tôi đang phơi bày hết, không giấu diếm hay có ý định làm hại bạn”.

Giữ hai tay bạn trong “khoảng hợp lệ” (strike zone)

Thông thường, bạn nên giữ hai tay của bạn trong khoảng mà những nhà thuyết trình gọi là “khoảng hợp lệ” – khu vực trong khoảng từ vai xuống đến phía trên hông. Bà Van Edwards nói rằng đây là “vị trí tuyệt vời”, “nó thực sự là vùng tự nhiên nhất cho bạn sử dụng cử chỉ tay”. Nếu bạn vung tay quá rộng hay quá cao thường gây xao lãng cho khán giả. Tuy nhiên các diễn giả chuyên nghiệp cũng nói rằng không cần quá nghiêm khắc, hãy ý thức điều này, nhưng không cần quá lo lắng khi đôi khi bạn cần phá luật.

 

Đừng bao giờ chỉ tay

Đa số các diễn giả tránh việc chỉ tay, vì nó mang nghĩa gây hấn hoặc không chào đón. Bà Van Edward cũng nói rằng “khán giả rất ghét hành động này”. Nhiều diễn gỉa thường chọn cử chỉ tay khác để thay thế (ví dụ ngón cái Clinton bên dưới). Bởi vậy bạn nên tìm cách giải thích hoặc ngôn ngữ cơ thể tích cực hơn để nhấn mạnh ý chính muốn diễn đạt.

Các chính trị gia thường thích sử dụng “ngón cái Clinton”, tuy nhiên đa số người bình thường không nên sử dụng.

“Ngón cái Clinton” là cử chỉ nắm tay và dơ cao ngón tay cái. Điều này giúp các diễn giả tránh hành động chỉ tay. Cử chỉ này được sử dụng rộng rãi từ John.F.Kennedy tới nguyên bộ trưởng Mỹ Tony Blair hay cựu tổng tống Mỹ Bill Clinton,

Động tác này thường có ích cho các chính trí gia người cần phải đặc biệt chú ý thái độ mỗi khi xuất hiện, tuy nhiên nó lại trông không tự nhiên với đa số chúng ta.

Jeffrey Devenport – giảng viên thuyết trình của trung tâm Duarte đã nói “tôi chưa từng gặp ai sử dụng cử chỉ này ngoài những người đang trong hoạt động tranh cử”. “ Có thể đôi khi bạn thấy một vị giám đốc nào đó sử dụng cử chỉ này. Đó là khi họ tưởng tượng bản thân đưa bản thân lên cùng vị trí với các tổng thống , tuy nhiên thường chả ai làm hành động này trong các bữa tiệc”.

(Còn tiếp)

Biên dịch : BaQuang

Nguồn : washingtonpost

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan