Mẹo giúp bài thuyết trình của bạn trở nên thú vị hơn

Phần lớn các bài diễn thuyết mà bạn nghe được sẽ vô cùng chán, một số thì tạm được, và hiếm hoi lắm mới gặp được một bài đáng để nhớ. Và hầu như tất cả các bài diễn thuyết đáng nhớ đều có chung một đặc điểm căn bản — người diễn thuyết kể một câu chuyện. Nhưng điều đó cụ thể có nghĩa ra sao?

Một vài ngày về trước, tôi có đăng ký tham dự buổi webinar bao gồm 2 bài thuyết trình về một khái niệm gì đó giống như “nuôi dưỡng nhân tài” (chủ đề cụ thể chẳng quan trọng, tôi chỉ đề cập để bạn có thể hiểu đại khái rằng chủ đề này khiến buổi webinar ấy có khả năng trở nên nhàm chán vô cùng lớn)

Bài diễn thuyết đầu tiên bao gồm nhiều khái niệm “quan trọng” cần biết trước khi vào chủ đề chính. Bài thuyết trình này chỉ bao gồm một đống thông tin mà người nghe sẽ quên ngay lập tức.

Bài thứ hai mô tả về cách một công ty nhỏ đã được thành lập với một concept cơ bản về cách nuôi dưỡng khả năng lãnh đạo thông qua nhiều bước và bài test. Nhiều ngày về sau, tôi vẫn có thể nhớ rõ được phần lớn nội dung mà không cần phải xem lại tập tin bài giảng.

Bài đầu mang lại cảm giác thành thật nhưng mau chán. Bài tiếp theo lại vô cùng cuốn hút và khiến người nghe tập trung. Tại sao lại có điểm khác biệt này trong khi lý lịch về khả năng thuyết trình của cả hai người này đều thuộc dạng hàng đầu?

Bài thuyết trình với những gạch dầu dòng vô cùng buồn chán

Bài thuyết trình thứ nhất có các slide dạng gạch đầu dòng giống như đang liệt kê:

Chủ đề
Phần A
Ý 1
Ý 2
Giải thích 1
Giải thích 2
Phần B
….

Trong suốt buổi, người nói sẽ liệt kê từng mục một và thường mở đầu bằng câu nói: “Phần này vô cùng quan trong nên tôi sẽ cố nói thật nhanh để truyền tải được nhiều nhất có thể”. Vì bài thuyết trình kiểu này vô cùng dễ quên nên họ phải dùng nhiều thủ thuật như vậy để lôi kéo sự chú ý của người nghe.

Bạn đã từng nghe lời khuyên lúc thuyết trình cần “nói cho người nghe điều bạn chuẩn bị truyền đạt, nói điều đó ra và lặp lại điều đã nói thêm lần nữa”. Thử tưởng tượng bài nói đó sẽ đáng chán đến mức nào nếu đó là một cuộc hội thoại.

Còn có cả thủ thuật lấy các chữ đầu của từng ý ra để tạo thành một từ, chẳng hạn như SWOT, tôi có thể nhớ được chữ SWOT đó nhưng lại có đến cả chục bài thuyết trình tôi tham dự lại sử dụng chúng với các nội dung khác nhau.

Phần lớn những người thuyết trình theo kiểu này đều mang đến cho người nghe cảm giác đáng chán, dài dòng và trong tương lai sẽ ngày càng hiếm người muốn nghe.

Thuyết trình bằng câu chuyện sẽ khiến người nghe nhìn bạn với con mắt ngưỡng mộ

Hầu hết mọi người đều có thể lặp lại một câu chuyện, nhưng nếu hỏi họ rằng: “chính xác thì lý do tại sao đó lại là câu chuyện?” thì phần lớn sẽ không trả lời được. Đó là lý do khiến phần lớn các bài đều biến thành dạng liệt kê.

So, then, what exactly is a story? Here’s a definition that works for presentations: a story is a series of actions that overcome obstacles in order to achieve a goal.

Vậy chính xác thì điều gì tạo nên một câu chuyện? Có một định nghĩa sẽ giúp cho bạn dễ dàng tạo ra bài thuyết trình hấp dẫn: câu chuyện là một chuỗi các hành động để vượt qua các chướng ngại và nhắm đến một đích đến cụ thể.

Điều này nghe thì có vẻ hiển nhiên, nhưng bên trong còn có tồn tại nhiều ý cần nắm rõ như sau

– Một chuỗi các hành động: Hành động phải có chỗ đứng cụ thể trong thứ tự thời gian. Mức cơ bản nhất của điều này vô cùng đơn giản: “Tôi cởi giày, tôi nhúng chân phải vào, tôi rút chân ra, tôi đi giày”

–  Vượt chướng ngại vật: Một hành động bắt đầu trở thành giống câu chuyện hơn chỉ khi nào phải có lý do cho hành động đó. Ví dụ: “Tôi nhúng chân phải vào, nhưng vì nước quá lạnh nên tôi rút chân phải lại”.

– Hướng đến đích cụ thể: Hành động vượt chướng ngại vật sẽ trở thành câu chuyện nếu hành động ấy sẽ dẫn đến một cái đích có ý nghĩa. “Để cố tranh thủ nguồn vốn khởi nghiệp, tôi buộc lòng phải vượt qua sông. Nhưng vấn đề là nước sông quá lạnh, nên…”.

Thuyết trình theo dạng câu chuyện sẽ khiến người nói có vẻ thông minh hơn, chắc chắn hơn. Cũng có một số dẫn chứng trong khoa học thần kinh có thể chứng minh cho điều này nhưng thay vì cố tìm hiểu những thứ phức tạp như vậy, hãy đối chứng lại với kinh nghiệm mà bạn từng trải qua. Bài thuyết trình kiểu nào khiến bạn luôn nhớ mãi? Dạng liệt kê hay như những bài TED talk?

Tất nhiên không phải câu chuyện nào cũng đáng để kể. Nếu câu chuyện chẳng liên quan chút gì đến người nghe thì sẽ mang lại tác dụng ngược.

 


Nguồn: Inc

Người dịch: Trịnh Trần Khánh Duy


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan