“Từ khóa thần kỳ” giảm độ phân tán tư tưởng khi làm việc đến 64%

Sự phân tán tư tưởng có ảnh hưởng như thế nào đến năng suất làm việc của bạn ?

Một nghiên cứu mới* được công bố trên tạp chí the Journal of Experimental Psychology đã nghiên cứu về ảnh hưởng của sự phân tán tư tưởng đến năng suất làm việc. Và các nhà nghiên cứu đã đi đến một kết luận đáng kinh ngạc.

Nhóm nghiên cứu được dẫn dầu bởi Erik Altmann đã tiến hành thí nghiệm như sau: người làm thí nghiệm sẽ thực hiện các công việc trên máy tính. Trong thời gian đó, sẽ có những “yếu tố phân tán” xuất hiện trên màn hình máy tính. Các nhà nghiên cứu sẽ ghi lại số lỗi mà người làm thí nghiệm mắc phải khi quay trở lại với công việc trước đó. Kết quả cho thấy những yếu tố phân tán kéo dài trong khoảng 2.8 giây sẽ làm tăng gấp đôi số lỗi, và nếu thời gian là 4.4s thì số lỗi tăng gấp ba.

Như vậy, chỉ cần một sự phân tán nhỏ dưới 5 giây cũng có thể khiến bạn mắc một số sai lầm đáng kể. Do đó, ngăn chặn sự phân tán tư tưởng khi làm việc là vô cùng cần thiết. Nhưng làm thế nào bạn có thể ngăn không bị phân tán tư tưởng?.

Bạn có thể sử dụng những công cụ vật lý (bịt tai, headphone) hoặc ứng dụng như StayFocusd, một add-on của Google Chrome để giới hạn thời gian khi bạn truy cập một trang web. Tuy nhiên, trong bài viết này chúng ta sẽ làm quen với một công cụ đơn giản nhưng hữu hiệu hơn. Đó là một “từ khóa thần kỳ”.

“Từ khóa thần kỳ” ở đây là gì ?

Trong một nghiên cứu khác ** đăng trên tạp chí the Journal of Consumer Research, hai tác giả Vanessa Patrick và Henrik Hagtvedt đã thử đo độ ảnh hưởng của việc “tự nhắc nhở bản thân” lên sự phân tán tư tưởng. Trong thí nghiệm của họ, 30 người phụ nữ được tuyển chọn tham dự một hội thảo về sức khỏe. Sau buổi hội thảo, các nhà nghiên cứu đề nghị những người phụ nữ tham dự một chương trình thay đổi thói quen ăn uống bằng cách “tự nhắc nhở bản thân”.

Những người phụ nữ được chia thành ba nhóm như sau:
– Nhóm A sẽ nói những câu như “Mình không thể ăn bánh được vì mình đang giảm cân” khi đối diện với những cám dỗ bên ngoài.
– Nhóm B sẽ nói “Mình không ăn bánh vì mình đang giảm cân“.
– Nhóm C sẽ chỉ nói “Không“.

Kết quả, 8/10 người của nhóm B đã hoàn thành chương trình trọn vẹn. Trong khi đó con số này ở nhóm C là 3/10 và ở nhóm A là 1/10.

Chỉ cần thay đổi từ “Mình không thể” thành “Mình không“, thì tính hiệu quả đã tăng lên 8 lần (?!). Do đó, lần tới bạn gặp một cám dỗ hãy tự nhắc nhở bản thân rằng “Mình không xx” thay vì “Mình không thể xx” (xx- tự điền vào chỗ trống).

Dưới dây là một số lời “tự nhắc nhở bản thân” để bạn tham khảo, lấy trường hợp bạn đang cần viết một văn bản nào đó:
– Một khi mình đã bắt đầu, mình không dừng lại cho đến khi viết đủ 1000 từ.
– Khi đang viết, mình không mở Internet, dùng điện thoại, ăn bánh, chơi đùa cho đến khi viết đủ 2000 từ.
– Mình không ăn sáng cho đến khi đọc xong bài này.

Bí quyết chỉ đơn giản như vậy, có thử hay không đó là sự lựa chọn của bạn.

[divider]

Biên dịch: Trungmaster, theo Grammarly

* Momentary interruptions can derail the train of thought. Altmann, Erik M.; Trafton, J. Gregory; Hambrick, David Z. Journal of Experimental Psychology: General, Vol 143(1), Feb 2014, 215-226.http://dx.doi.org/10.1037/a0030986

** Patrick, Vanessa M., and Henrik Hagtvedt. ““I Don’t” versus “I Can’t”: When Empowered Refusal Motivates Goal-Directed Behavior.” Journal of Consumer Research 39, no. 2 (2012): 371-81.

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan