Tri thức an toàn lao động cơ bản trong nông nghiệp trồng trọt Nhật Bản

1. Sử dụng máy móc nông nghiệp sau khi đã hiểu rõ tính năng, cách vận hành máy

1.1. Việc chuẩn bị trước khi thao tác rất quan trọng

Tai nạn lao động khi sử dụng máy móc nông nghiệp xảy ra cả với những người chuyên nghiệp. Do đó, trước khi bắt đầu thao tác, việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm tra máy móc là rất quan trọng.

Đọc thật kỹ giấy hướng dẫn sử dụng, hiểu rõ nơi tiến hành kiểm tra máy, phương pháp kiểm tra máy, cách khởi động động cơ, cách thao tác phanh,…Nếu không sẽ nguy hiểm.

Đặc biệt, phải xác nhận kỹ cách dừng động cơ. Có việc bị bối rối, không tắt động cơ được, dẫn đến tai nạn lao động. Mặt khác, không chỉ máy chính, phải kiểm tra cả dụng cụ cấp cứu, dụng cụ sửa chữa máy móc,…

1.2. Không lên kế hoạch quá sức

Việc bắt đầu, tiếp tục thao tác máy móc trong tình trạng mệt mỏi quá độ cũng dẫn đến tai nạn lao động. Do khi mệt mỏi, lực tập trung sẽ bị hạ xuống.

Mặt khác, sau khi bắt đầu thao tác, cần nghỉ ngơi, giải lao định kỳ thích hợp.

1.3. Mặc quần áo phù hợp với thao tác

Chú ý mặc quần áo phù hợp với thao tác, đội mũ bảo hộ, không có dây lằng nhằng để tránh bị cuốn vào máy, dây máy, bánh xe,…

1.4. Xác nhận tình trạng xung quanh khi thao tác, di chuyển máy móc

Khi chạy trên đường, đương nhiên phải tuân thủ luật lệ giao thông. Ở ruộng nước, trong nhà kính,…thì cũng phải xác nhận không có người ở xung quanh máy móc. Đặc biệt chú ý đến trẻ nhỏ, vóc dáng thấp, khó phát hiện.

Sau khi kết thúc thao tác, cũng phải kiểm tra máy móc. Nếu bỏ mặc bộ phận máy không hoạt động tốt, sẽ gây ảnh hưởng đến thao tác sau đó, là nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động.

Máy cày, nguồn: shimada-farm.seesaa.net
Máy cày, nguồn: shimada-farm.seesaa.net

2. Khi phun thuốc, cần đặc biệt chú ý

2.1. Mặc quần áo phù hợp khi phun thuốc

Sử dụng mũ, áo lao động dài tay, ủng, khẩu trang chuyên dụng khi phun thuốc, kính bảo hộ, găng tay nhựa khi phun thuốc. Bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, nếu để da lộ ra ngoài, tiếp xúc trực tiếp với không khí, sẽ có thể bị dính thuốc trong quá trình phun.

Nông dược thì đã được quy định sẵn nồng độ, thời kỳ sử dụng an toàn, nên về cơ bản là người sử dụng được đảm bảo về mặt an toàn. Tuy nhiên, nếu lượng lớn thuốc bám vào cơ thể hay hít nhầm vào cơ thể, thì có thể dẫn đến trúng độc cấp tính.

Quần áo an toàn lao động khi phun thuốc, nguồn: www.pref.nara.jp
Quần áo an toàn lao động khi phun thuốc, nguồn: www.pref.nara.jp

2.2. Sử dụng nông dược theo đúng quy định đã được đề ra

Nông dược là thứ không thể thiếu để bảo vệ cây trồng khỏi côn trùng gây hại. Do đó, để không gây hại, an toàn cho con người khi ăn những nông sản có sử dụng nông dược đó, có quy định kỹ càng về nồng độ, thời kỳ sử dụng, số lần sử dụng nông dược. Bắt buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định đó.

Ngay cả khi pha loãng nông dược ra sử dụng, cũng phải tuân thủ chính xác tỉ lệ pha loãng.

2.3. Cần chú ý đến cả tình trạng sức khỏe bản thân

Chú ý không thực hiện thao tác phun thuốc trong những trường hợp sau: thiếu ngủ, sau khi uống rượu, bia, đau đầu sau khi say rượu tỉnh, vô cùng mệt mỏi, vừa khỏi bệnh.

2.4. Khi phun thuốc, luôn luôn chú ý đến hướng gió, phòng tránh việc gió cuốn thuốc bay lung tung

Tiến hành phun thuốc khi gió nhẹ, không có gió. Khi có gió, để gió thổi vào phía sau lưng, vừa đi giật lùi vừa phun thuốc. Ngoài ra, chú ý xung quanh, không để thuốc theo gió bay lung tung. Trường hợp gió lớn, ngừng phun thuốc.

3. Chú ý nguồn điện, dầu nhiên liệu khi phun thuốc

3.1. Trong nông nghiệp, sử dụng cả nguồn điện 200V và 100V

Với điện dùng sưởi ấm sàn, máy làm khô, máy bơm,…thì nguồn điện 3 pha 200V được sử dụng.

Với đồ điện gia dụng như bóng đèn, TV, tủ lạnh,…thì nguồn điện 100V được sử dụng.

Đồ điện thì không thải ra khí CO2 sau khi sử dụng, có tác dụng phòng tránh hiệu ứng nóng lên toàn cầu, nên ngày càng được sử dụng như nguồn động lực của máy móc nhiều trong nông nghiệp.

3.2. Cố gắng sử dụng an toàn đồ điện, như không dùng tay trần tiếp xúc,…

Việc dùng tay trần sờ trực tiếp vào bảng điện, dây điện là một việc nguy hiểm.

Ngay cả với nguồn điện gia dụng, việc dùng tay ướt sờ vào ổ điện, giắc cắm thì cũng có thể dẫn đến bị điện giật.

3.3. Cũng cần chú ý với máy móc nông nghiệp chạy dầu diesel

Việc tiến hành kiểm tra, chuẩn bị trước khi sử dụng,…một cách thận trọng giống hệt với máy móc nông nghiệp chạy điện. Ngoài ra, bắt buộc tuân thủ những điều sau:

– Không đổ thêm dầu khi chưa tắt máy.
– Xác nhận không có nguồn lửa (thuốc lá đang cháy,…) xung quanh khu vực đổ thêm dầu.
– Tuyệt đối không vừa hút thuốc vừa chạy máy.

[divider]

Biên dịch: Hoàng Minh

Nguồn: Giáo trình cơ bản ngành nông nghiệp trồng trọt Nhật Bản

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan