Bạn có biết điểm mạnh của bản thân là gì? Bạn có biết điểm tốt và chưa tốt của những công việc mình đang thực hiện? Bạn có nắm rõ những điểm thành công và thất bại trong kế hoạch của mình? Đây là một lỗi rất căn bản ngăn cản sự tiến bộ của chúng ta, khiến công việc gặp nhiều khó khăn. Trong bài này, VietFuji sẽ bật mí cho các bạn một công cụ đã giúp Toyota trở thành doanh nghiệp số một Nhật Bản. Nếu tích cực sử dụng công cụ này, bạn sẽ trở thành con người hoàn hảo hơn mỗi ngày.
“Gần đây bán hàng cũng khá ổn, chắc sau này cũng không vấn đề gì”.
“Tuần trước bận rộn quá doanh thu không tốt lắm, nhưng sẽ đâu vào đấy thôi, tháng sau cố lên”.
“Tháng trước đã đạt được mục tiêu, tháng sau lại cố gắng thôi”
Đây là những đoạn hội thoại rất thường gặp, mới nhìn thì có vẻ không có vấn đề, nhưng trên thực tế, cả ba trường hợp đều có chung một thiếu sót. Đó là bước “đánh giá kết quả”. Vậy đánh giá kết quả là gì?
“Đánh giá kết quả” là đánh giá sự tiến bộ của bản thân dựa trên kết quả thu được. Hay nói đơn giản hơn, nhìn lại quá trình làm việc của bản thân, xem xét những điểm đã đạt được để phát triển mạnh hơn và những điểm còn thiếu sót để khắc phục. Người có thói quen đánh giá kết quả luôn học được những kinh nghiệm quý báu sau mỗi một công việc và thường không lặp lại hai lần một lỗi.
Để đánh giá được kết quả, bạn cần phải nhìn lại giải quyết vấn đề bước 3 và 6:
Bước 3 (xác định mục tiêu) : Đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu ở thời điểm hiện tại
Bước 6 (Thực hiện kế hoạch) : Tìm ra yếu tố góp phần tạo nên thành công và nguyên nhân gây ra thất bại.
Để đánh giá bước 6 một cách hiệu quả, bạn có thể sử dụng bảng đánh giá sau :
Ở đây, với những “yếu tố thành công”, hãy suy nghĩ cách để phát triển thêm những yếu tố này. Ngược lại, những “nguyên nhân thất bại”, đây chính là vấn đề cần bắt tay vào giải quyết tiếp theo, những yếu tố làm chậm quá trình tiến bộ của bạn.
“Đánh giá kết quả” chỉ đơn giản là đánh giá điểm tốt và xấu sau khi thực hiên kế hoạch, nhờ đó những điểm mạnh của bạn sẽ càng mạnh thêm, điểm yếu sẽ ngày được cải thiện. Cũng đồng nghĩa bạn sẽ trở nên ngày càng hoàn thiện. Đây là lý do những người có thói quen nhìn lại luôn là những người thành công nhất.
Await
Cảm ơn a ạ. A đợi sách ra nhé 🙂
Sắp rồi 🙂
Hóng mãi cơ chi ạ :)))
Vâng, sách ra sẽ đến gặp anh ngay 🙂
Cho a book 1 cuốn nhé
Sách sắp ra nhé