3 lý do ngụy biện khiến công việc và cuộc sống của bạn trở nên khó khăn

Honda Naoyuki (nguồn: autoc.one)

Honda Naoyuki-Giám đốc điều hành công ty Leverage Consulting

Cuộc sống 1 năm của ông Honda là 6 tháng tại Hawai, 3 tháng tại Tokyo, 2 tháng tại châu Âu, còn 1 tháng ông đi du lịch vòng quanh châu Á, vừa du lịch vừa làm việc. Ông Honda tốt nghiệp Trường đại học Meiji ngành kinh doanh, sau đó ông lấy bằng quản trị kinh doanh tại đại học của Hoa Kỳ. Ông cũng là người viết nhiều cuốn sách liên quan tới phong cách sống và làm việc. Một trong những cuốn sách nổi tiếng đã bán được 2.5 triệu bản đó là cuốn “35 điều quan trọng học được từ những chuyến đi” và cuốn “LESS IS MORE thử suy nghĩ về hạnh phúc để có một cuộc sống tự do”.

Có bao giờ bạn nguỵ biện giống như “Tôi không có… nên không thể …” hay không? Nếu sử dụng những lý do đó để lẩn tránh nhiều lần bạn sẽ gặp tổn thất nặng nề đấy. Đừng để những lời nguỵ biện đó trở thành nguyên nhân, hãy thử suy nghĩ tích cực hơn nữa. Trước hết chúng ta cùng xem xét 3 suy nghĩ nuông chiều bản thân.

1. 3 suy nghĩ gây nuông chiều bản thân

Đã nỗ lực rất nhiều rồi mà sao mãi không thể tiến hành suôn sẻ nhỉ… Thực ra, điều này có thể là kết quả của cách suy nghĩ “nguỵ biện” hàng ngày của bạn. Hiện tại không có đủ tài nguyên, có thể đó là tiền bạc, là thời gian nhưng hãy chấp nhận những điều đó và thử nghĩ cách làm cho được điều mình muốn, điều mình cần phải làm.

1.1.  Nguỵ biện số 1: Công việc dồn dập khiến mình không có thời gian đọc sách

Làm thể nào để có đủ thời gian (nguồn: Ducphamnina.blogspot)

Lời nguỵ biện có sức mạnh vô đối “tôi không có thời gian”. Trong vô thức, lời nguỵ biện này có thể trở thành lý do cho việc “không muốn làm” của vô số trường hợp.

Ông Honda trước đây cũng từng cho ra cuốn sách “Kinh nghiệm quản lý thời gian”. Chính vì ông Honda là người trực tiếp quản lý kinh doanh công ty nên ông có thể sử dụng thời gian một cách hiệu quả. Những người đi làm thì đâu có thời gian, mỗi ngày đọc một cuốn sách là điều không thể. Rất nhiều người suy nghĩ như vậy, nhưng sau khi đọc cuốn sách của ông Honda, nhiều người đã viết những lời cảm tưởng khiến ông Honda cũng vô cùng bất ngờ. Họ thay đổi cách suy nghĩ “Không có thời gian nên không thể đọc sách” sang cách suy nghĩ “Đọc sách để có thời gian”.

Ví dụ bạn làm gì lúc di chuyển? Lúc ngồi đợi khách hàng tới muộn? Nếu bạn mang theo cuốn sách bên người, chắc chắn bạn sẽ tận dụng được những khoảng thời gian trống đó.

1.2. Lời nguỵ biện số 2: Tôi không có tiền nên chẳng làm được việc gì thú vị cả

Bạn đã từng xem bộ phim kinh dị mang tên “The Blair Witch Project” chưa? Bộ phim được xây dựng từ những thước phim do một nhóm học sinh quay lại. Nhìn sơ qua có vẻ khá nghiệp dư, nhưng ngược lại chính yếu tố nghiệp dư này đã tạo nên cảm giác thực cho bộ phim kinh dị. Bộ phim này được xây dựng với mức kinh phí khoảng 60,000 USD. Sau khi công chiếu trên toàn thế giới đã mang lại mức thu nhập 24 triệu USD.

Nếu đạo diễn của bộ phim này vịn vào cớ “vì không có tiền nên không thể sản xuất” thì liệu bộ phim này có thể xuất hiện trên màn ảnh hay không?

1.3. Lời ngụy biện số 3: Bởi không có thực lực nên tôi không thể làm được

Tôi không làm được đâu là lời ngụy biện để biện minh cho cái gọi là “không đủ năng lực”. Tôi có quen nhiều người thành công trong nhiều lĩnh vực, và tôi nhận ra điểm chung của họ đó là suy nghĩ “Do tôi không có tài năng gì đặc biệt nên đã nỗ lực hơn nhiều người khác”. Tuyển thủ đội bóng quốc gia Nhật Bản Nakamura Shunsuke chia sẻ “Nếu biết mình chưa đủ ở đâu thì chỉ cần bổ sung là được. Biết mình không đủ, hay không biết gì còn tốt hơn nhiều so với việc không biết mình thiếu gì”.

2. 5 mấu chốt của việc không tạo lý do “Vì sao không làm được”mà hãy “suy nghĩ và hành động thật công phu”

Vứt bỏ suy nghĩ đi tìm kiếm lý do “vì sao không làm được” hãy chuyển sang hướng suy nghĩ “làm thế nào thì có thể thực hiện được”. Xin giới thiệu với các bạn một số ví dụ sau:

2.1. Chưa từng làm >>Dẫu chưa có kinh nghiệm cũng làm thử xem thế nào

Tất cả công việc, ai cũng có thời điểm “bắt đầu”. Tương tự như việc mới sinh ra không có ai có thể ngay lập tức biết đi xe đạp. Không làm thử sẽ không biết có hợp hay không. Trước khi nói “chưa có kinh nghiệm” hãy làm thử xem thế nào.

2.2. Vì tôi nói chuyện dở lắm…>>Người nói chuyện “dở” dễ truyền đạt được thành ý

Không khéo trong ăn nói không phải là vấn đề đối với việc phát biểu hay đi chào hàng. Nói chuyện một cách trơn tru đôi khi sẽ mang lại ấn tượng khá nhạt nhẽo đối với người nghe, họ cũng chẳng cần phải ghi nhớ những điều đó. Nói chuyện không khéo nhưng cố gắng hết sức để truyền đạt ý, điều đó sẽ truyền được tới người nghe.

2.3. Chẳng biết phải làm sao nữa>>Thử trao đổi với ai đó xem sao

Trong cuộc sống, những lúc “Chẳng biết phải làm sao” không có nhiều như bạn nghĩ đâu. Có rất nhiều vấn đề xảy ra, nhưng phần lớn trường hợp bạn đều có thể tự mình giải quyết. Nghĩ mãi không ra đầu mối giải quyết thì bạn hãy thử trao đổi với ai đó xem sao. Khi đó đừng quên tiếp thu những ý kiến mới mẻ, biết đâu sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề đấy.

2.4. Cái đó tôi dở lắm>>Tăng những điều có thể làm được

Món ăn mà từ trước tới giờ không dám động vào, ăn thử thấy cũng ngon phết. Có nhiều người bạn nói với tôi như vậy. Từng bước tích lũy kinh nghiệm, tính ứng dụng sẽ ngày càng mở rộng. Nếu có điều gì đó còn dở, chưa làm được hãy mạnh dạn khắc phục để tăng những điều mình có thể làm được.

2.5. Phiền lắm>>Làm lúc này mới có lợi

Phiền hà quá nên tránh thì tương lai điều gì sẽ xảy ra? Bạn hãy thử tưởng tượng xem sao. Bạn có thể chịu đựng được điều này hay không? Nếu không chịu đựng được thì hãy làm luôn trong lúc này nhé.

 

Biên dịch: Nguyễn Sinh Côn

Biên tập: Kiều Chinh

Nguồn: Chỉ cần thay đổi 3 tật xấu bạn sẽ thành công

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments