Hãy “học” đừng chỉ “làm bài tập về nhà”

Đa số học sinh đánh đồng việc học và làm bài tập về nhà là một. Tuy nhiên, hai công việc này thực tế nên được coi là hai việc độc lập, hoàn toàn tách biệt.

Bài tập về nhà là những bài tập được giáo viên giao cho học sinh hoàn thành ở nhà. Mục đích của bài tập về nhà là để đào sâu thêm kiến thức đã học trên lớp. Những bài tập này giúp bạn luyện tập thêm, từ đó hoàn thiện kỹ năng và mở rộng kiến thức về một lĩnh vực nhất định.

Việc học thì lại khác, đó là thời gian học sinh sử dụng để tự ôn tập những kiến thức đã học trên lớp. Việc học thường bao gồm tạo các thẻ học từ vựng, soạn tài liệu, tóm lược ý chính, và đọc bài. Nhiều học sinh nghĩ việc học là để chuẩn bị cho các kỳ thi và thường chỉ tập trung thời gian để học trước khi thi. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên tạo một thói quen học tập đều đặn để nắm chắc tất cả những khái niệm học trên lớp, không bị tụt hậu.

Vậy làm thể nào để học một cách hiệu quả nhất?

Trong khi các sinh viên đại học được hướng dẫn nhiều chuyên ngành khác nhau, đa số đều chưa được dạy về học như thế nào trong trường đại học.

Là một sinh viên, bạn nên phát triển kỹ năng học tập hiệu quả để học một cách thông minh hơn, và tiếp thu được nhiều thành quả hơn.

Nhiều học sinh nghĩ học tập là công việc mệt mỏi, nhưng nếu bạn biết tận dụng các phương pháp và công cụ học tập hiệu quả, bạn sẽ thấy việc học có ích và ít tốn thời gian hơn nhiều. Sau đây là một số mẹo nhỏ để giúp việc học tập của bạn năng suất hơn.

1. Chọn một nơi yên tĩnh để học

Chọn một nơi yên tĩnh để học là một yếu tố vô cùng quan trọng. Hãy tìm một nơi không làm bạn bị phân tâm. Chẳng hạn như nếu bạn dễ bị mất tập trung, bạn không nên học gần tivi hay những nơi ồn ào. Thay vào đó, hãy chọn một căn phòng yên tĩnh, một thư viện hay một hiệu sách. Ngoài ra, nhiều sinh viên lựa chọn nghe nhạc khi học, tuy nhiên đây cũng có thể là yếu tố gây mất tập trung với một số người. Hãy cân nhắc sở thích của bạn và tự thử nghiệm để chọn ra môi trường học tập lý tưởng nhất với bản thân.

2. Thiết lập những khoảng thời gian cố định để học

Giống như những “cuộc hẹn” hay “cam kết”, hãy viết vào lịch làm việc của bạn một khoảng thời gian dành hoàn toàn cho việc học. Lưu ý chọn ngày giờ phù hợp nhất cho việc học, và dán nó vào mục “cam kết”. Xây dựng một thời gian biểu cũng rất hữu ích, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể về phần này trong một bài viết khác.

Ngoài ra, hãy nhớ tự thưởng bản thân những khoảng nghỉ giữa giờ. Hãy uống một cốc cà phê, hoặc ngồi xuống, nhắm mắt trong vài phút để thư giãn đầu óc.

3. Đảm bảo xung quanh bạn luôn có đủ tài liệu

Hãy chắc chắn rằng bạn có tất cả những tài liệu bạn cần trước khi bắt đầu học. Hãy gom tất cả sách giáo khoa, vở hay thẻ từ vựng bạn cần cho việc học, và nhớ đừng mang theo những thứ không cần thiết vì chúng có thể gây mất tập trung. Hãy vứt điện thoại sang một bên, hoặc để chế độ im lặng và cất vào cặp. Nếu bạn sử dụng máy tính để học, đừng để bị xao nhãng bởi các mạng xã hội hoặc game, tránh xa chúng ra. Chỉ mang những gì thực sự cần thiết cho việc học sẽ dễ tập trung và làm việc một cách hiệu quả hơn.

4. Giữ cái nhìn tích cực về việc học

Nhiều học sinh cảm thấy sợ hãi việc học, có lẽ bởi vì họ không thực hiện nó đúng cách hoặc cảm thấy nó không cần thiết cho thành công.

Hãy tiếp cận thời gian học tập với cái nhìn tích cực hơn.

Dù bạn đang đối mặt với một môn học khó nhằn, giữ cái nhìn tích cực giúp bạn nhẹ bớt gánh nặng và dễ nắm bắt được nội dung bài học. Hãy cứ dành trọn thời gian bạn cần để học một đề tài mới, đừng vội tự ti khi gặp những chỗ phức tạp. Ngoài ra, hãy sử dụng thời gian để tìm hiểu phương pháp học phù hợp với bản thân nhất. Bạn sẽ hiểu chi tiết hơn về các phương pháp học và nắm được những kỹ năng quan trọng để dễ duy trì trạng thái tích cực hơn.

5. Đừng trì hoãn

Chắc hẳn bạn đã bị cảnh báo nhiều về việc hay trì hoãn, nhưng không hiểu lý do tại sao nó lại quan trọng đến thế. Việc trì hoãn đến phút cuối cùng không chỉ làm bạn có ít thời gian để học hơn mà còn đặt bạn vào tình huống căng thẳng, khiến bạn khó nhớ hơn. Mặc dù học nhồi nhét trong những giây phút cuối có thể giúp bạn có điểm cao hơn một chút trong những bài kiểm tra ngắn, phương pháp này không giúp bạn lưu giữ kiến thức cho kỳ thi giữa và cuối kỳ, chưa nói đến công việc tương lai của bạn. Ngoài ra, hãy nhớ rằng việc học trong thời gian ngắn nhưng thường xuyên hiệu quả hơn nhiều việc học trong thời gian dài một cách mệt mỏi.

Cuối cùng, hãy tìm cho mình một phương pháp học phù hợp nhất và liên tục cải thiện nó, chúc các bạn gặp hái được nhiều thành công trên con đường học tập.


Biên tập: Ba Quang
Nguồn: www.howtostudy.com

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

2 thoughts on “Hãy “học” đừng chỉ “làm bài tập về nhà””

Comments are closed.