Industry 4.0 khác gì với TPS?

Người Đức đang muốn thực hiện Industry 4.0 (cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4) để cải cách nền sản xuất với mục đích “nâng cao năng xuất” và “tính sản xuất”. Còn tại Nhật, để thực hiện điều này, rất nhiều doanh nghiệp đang áp dụng  TPS (phương thức sản xuất Toyota) cho hoạt động sản xuất của mình. Vậy đâu là điểm khác biệt giữa Industry 4.0 và TPS? Chúng ta hãy cùng so sách để tìm hiểu điều này.

TPS được biết đến là phương thức sản xuất “dạng kéo”, tức là không sản xuất theo kế hoạch dự kiến (ước lượng sản phẩm có thể bán ra để lên kế hoạch sản xuất) mà chỉ sản xuất sản phẩm cần thiết, đúng lúc cần thiết và với số lượng cần thiết (Just In Time). Cụ thể, chỉ sau khi khách hàng đặt mua xe tại các đại lý bán lẻ, thông tin đặt hàng sẽ được chuyển về công xưởng thì mới tiến hành sản xuất. Về cơ bản Industry 4.0 cũng mang những suy nghĩ tương tự như vậy. Tuy nhiên sự khác biệt nằm ở chỗ TPS được xây dựng trên cơ sở sản xuất hàng loạt còn Industry 4.0 là hệ thống sản xuất đơn chiếc. Mục tiêu của Industry 4.0 là kết nối rất nhiều dây chuyền sản xuất lại, sau đó thu thập một lượng lớn dữ liệu dùng cho phân tích. Với cách này, hệ thống sản xuất sẽ có thể thay đổi tức thì khi nhận được yêu cầu của khách hàng. Nhờ đó có thể triển khai sản xuất đơn hàng đơn lẻ mà giá chỉ tương đương với cách sản xuất hàng loạt như hiện nay. Như vậy điểm khác biệt đầu tiên giữa Industry 4.0 và TPS là được xây dựng trên nền tảng sản xuất đơn chiếc hay sản xuất hàng loạt.

TPS được biết đến như một khái niệm kinh điển được triển khai với tâm điểm là sản xuất trong công xưởng. Tuy nhiên, Industry 4.0 sẽ không dừng lại ở đó mà được phát triển rộng hơn khi bao gồm cả phương thức kết nối với khách hàng. Bằng việc ứng dụng công nghệ, Industry 4.0 hướng tới “cải cách cả nền công nghiệp” chứ không đơn thuần mỗi công xưởng. Hiện nay, khách hàng thường phải chọn một trong những mẫu nhà sản xuất đã thiết kế và sản xuất chứ không được quyền quyết định các yếu tố như mầu sắc hay kích thước. Tuy nhiên, trong tương lai không xa việc áp dụng industry 4.0 sẽ giúp nhà sản xuất có thể để khách hàng tự do thiết kế rồi đặt hàng với giá không thay đổi như hiện nay. Đây là sự khác biệt thứ 2.

Hiện nay, không chỉ một vài doanh nghiệp của Đức đang tiến hành nghiên cứu và triển khai Industry 4.0 mà vài trăm doanh nghiệp đang bắt tay với các trung tâm nghiên cứu, trường đại học để phát triển dự án này. Chính phủ cũng đứng sau hỗ trợ về chính sách và kinh phí thực hiện. Có nghĩa là không kể doanh nghiệp lớn bé, không kể trung tâm nghiên cứu hay đại học, tất cả cùng nắm tay nhau và hướng về cùng một mục tiêu cụ thể. Đây cũng là sự khác biệt thứ 3 với TPS – phương thức sản xuất được xây dựng lên bởi một doanh nghiệp.

 

Thực hiện: Bùi Linh

Tài liệu tham khảo: Industry 4.0 – Nikkei

 

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan