Công xưởng ngầm

Công ty luôn chú trọng đến môi trường

PV: Mục đích kiến tạo công xưởng phải chăng là để quản lý nhiệt độ và giảm chấn động?

Công ty chúng tôi chuyên sâu về mảng gia công chính xác, vì thế quản lý nhiệt độ là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, trong công đoạn gia công dập thì môi trường không chấn động cũng là tiền đề không thể thiếu. Nói chung chủ yếu là vì hai lý do này.

Bản thân việc quản lý nhiệt độ thì làm ở công xưởng ngầm hay không ngầm đều được. Nhưng vấn đề ở đây là công ty chúng tôi luôn muốn chú trọng đến môi trường chứ không đơn thuần là nâng cao kỹ thuật. Vì thế phương án được đưa ra chính là lợi dụng môi trường dưới lòng đất để giảm thiểu năng lượng hao phí trong việc quản lý nhiệt độ.

Tại thị trấn Shiojiri, tỉnh Nagano, nơi đặt trụ sở chính của công ty thì mùa hè nhiệt độ lên đến 30 độ C, còn mùa đông là -10 độ C. Tức đối với khoảng chênh lệch nhiệt độ bên ngoài khoảng 40 độ C thì bên trong công xưởng sẽ cần quản lý chênh lệch nhiệt độ vào khoảng 23±0.3 độ C. Nếu thực hiện với công xưởng trên mặt đất thì quá trình này tiêu tốn năng lượng vô cùng khủng khiếp. Đây là điều không thể chấp nhận được.

Trong quá trình thi công công xưởng kỳ này, chúng tôi làm mái nhà trên của xưởng sâu 5m so với mặt đất, khoảng không gian dưới lòng đất này suốt cả một năm có nhiệt độ chỉ chênh lệch với nhau tối đa khoảng 10 độ. Biên độ biến đổi cũng thấp hơn so với mặt đất 1/4 lần. Tức là trong điều kiện lý tưởng thì năng lượng tiêu tốn trong các thiết bị điều hoà cũng cắt giảm còn 1/4. Thực tế, chúng tôi sẽ đặt mục tiêu thực hiện quản lý nhiệt độ nghiêm ngặt hơn nữa so với hiện nay.

PV: Về khả năng chống rung thì công xưởng mới có đáp ứng được kỳ vọng không ?

Về chấn động thì thực ra chúng tôi không nắm giữ dữ liệu cụ thể nên việc chọn lựa vật liệu chống chấn hoàn toàn dựa trên những điều kiện giả định. Thực tế thì nếu trên mặt đất chịu chấn động 40dB thì tại công xưởng mới sẽ được giảm chấn xuống dưới 20dB nên theo tôi nghĩ hiệu quả cải thiện là vô cùng tốt.

“Chúng ta đang được ban phúc”

PV: Có lẽ công xưởng mới này cũng được chuẩn bị dành cho các nhân viên đang làm việc vất vả. Xin phép hỏi về phản ứng cụ thể của họ ?

Tôi thường nghe họ nói nhiều nhất là câu : “chúng ta đang được ban phúc”. Giai đoạn thiết kế công xưởng là do toàn thể chúng tôi cùng nhau tiến hành nên ý nghĩ đó tôi rất hiểu.

Thiết kế cơ bản là do tôi và văn phòng thiết kế thực hiện. Thế nhưng bên trong nên đặt loại máy gì, như thế nào để làm việc dễ dàng hơn thì được quyết chính bởi các công nhân đang phụ trách khâu gia công. Chính nhờ vậy nên các công nhân cũng được kích thích tinh thần xung phong tham gia sản xuất.

PV: Khi nói “được ban phúc”, có phải là họ đang so sánh với các công ty khác ?

Tất nhiên nếu chỉ ở trong công ty thì có lẽ họ sẽ không có suy nghĩ đó. Chính nhờ những chuyến tham quan công xưởng của công ty khác, cũng như có các vị khách đến công xưởng chúng tôi tham quan, trong các buổi nói chuyện giữa giờ ấy nên họ đã cảm nhận được môi trường đang làm việc thật sự rất tốt.

Theo ý kiến của tôi thì sản xuất nhất thiết phải vui vẻ thì mới hiệu quả. Vì thế tôi tin rằng công xưởng cũng phải được xây dựng ra với tư tưởng giải trí và dễ dàng làm việc. Thực ra thì hồi nhỏ tôi rất mê bóng chày, thậm chí còn muốn đi theo con đường chuyên nghiệp. Mặc dù yêu thích bóng chày nhưng không phải ai lớn lên cũng có thể sống với nghề nghiệp mà mình mong muốn. Để sống và sinh hoạt, đôi khi cũng phải làm những việc mình không đam mê. Nếu lúc nào cũng thấy ghét công việc thì chắc chắn khó có thể sống lâu được. Điều quan trọng là hãy tìm ra niềm vui trong công việc tưởng chừng như rất đáng ghét, khi đó thế giới quan của bạn sẽ thay đổi.

Cho dù đúng là nơi làm việc trong mơ đối với bản thân thì niềm tự hào đối với công việc vẫn vô cùng quan trọng. Thêm nữa, nếu đủ khả năng tìm ra được niềm vui thú trong công việc thì bản thân cũng sẽ trưởng thành hơn. Cách suy nghĩ đó được thể hiện trong từ “giải trí” mà tôi đã nêu ở trên.

PV: Với tư cách tổng giám đốc, ông luôn chú trọng tạo ra nơi làm việc mà nhân viên có thể thực hiện được ước mơ ?

“Công xưởng ước mơ” của chúng tôi chính là như vậy. Bất cứ ý tưởng nào có thể khiến nhân viên nghĩ rằng: “nếu ý tưởng này hành hiện thực thì thật tuyệt vời”, chúng tôi đều sẵn sàng tiếp thu và thực hiện. Nếu điều đó có thể khiến nhân viên vui vẻ nỗ lực trong công việc thì tốn bao nhiêu cũng đáng.

Khi đã trưởng thành, thì thời gian hoạt đông ngoài xã hội sẽ nhiều hơn vì thế thời gian có thể hưởng thụ càng nhiều lại càng ít. Chỉ khi vui thì nhân viên mới có thể đưa ra ý tưởng sáng tạo. Đầu tiên là kinh tế gia đình ổn định, tiếp nối sẽ là lợi ích của công ty. Tôi hay gọi vui nhân viên là “gia đình” cũng là vì lý do đó. Chỉ có như thế thì mới có thể tạo nơi làm việc tuyệt đỉnh cho các nhân viên.

(*)Syvec Corporation còn tạo nhiều hoạt động để thế hệ sau có dịp tiếp xúc với sản xuất. Ví dụ, đối với con của các nhân viên thì công ty thường xuyên tổ chức hoạt động như:“giao lưu gặp mặt gia đình”, “tham quan công ty”, cùng rất nhiều hoạt động khác để thế hệ sau trải nghiệm sản xuất dưới nhiều hình thức.

Theo Nikkei Monodukuri
Biên Tập: Trịnh Trần Khánh Duy

 

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan