Thất bại cũng được, cứ làm thử đi, còn hơn chẳng làm gì

Ảnh: grammarch

Chưa làm gì thì đừng hỏi tại sao không làm được

Ông Nishisaki Kenji khi mới bắt đầu công việc tai Toyota thường được cấp trên nhắc đi nhắc lại rằng “Thất bại cũng được, cứ làm thử đi, còn hơn là chẳng làm gì”.

“Khi mới vào công ty, tôi được phân công làm việc tại công xưởng chính. Lúc còn trẻ khi đựơc ra lệnh phải làm một việc gì đó, cũng không ít lần tôi đã lỡ miệng “Tôi nghĩ không thể làm được việc đó”, “Tôi nghĩ làm những việc như thế thật lãng phí thời gian”. Khi đó, tôi lại bị cấp trên nổi giận.”

Nhưng lúc nào cũng vậy, cấp trên cũng chỉ nói với tôi một câu “Hãy làm thử đi rồi hãy nói gì đó”. Đầu tiên hãy bắt tay vào làm thử, nếu không làm được thì hãy tìm ra vấn đề đang nằm ở đâu. Nếu không thể tìm ra được vấn đề hay không thể giải quyết được thì lúc đó mới từ bỏ. Tuy nhiên, chưa làm gì cả mà đã nói không làm được là không thể chấp nhận được.

“Tôi thấy những người chưa làm đã kêu chán hầu như không được mọi người ưa cho lắm. Những người này thường bị cấp trên mắng “Mày đừng có ngụy biện, mày không có ý thức làm việc gì cả”. Tôi thích những người tìm ra kết quả bằng cách lập đi lập lại theo lý luận. Tại Toyota, những người nào bắt tay ngay vào công việc thường được khen ngợi.”

Hãy làm thử cái gì đó, nếu có thất bại thì cũng thành kinh nghiệm

Từ đó về sau, ông Nishisaki vẫn nghe lại câu nói “dẫu thất bại cũng được” từ cấp trên của mình. Thực tế, ông bắt tay làm thử mà thất bại thì cũng không hề bị mắng.

“Dẫu tôi có gặp thất bại cũng không hề bị cấp trên quát mắng. Chỉ cần tôi nêu ra được nguyên nhân thất bại và những vấn đề đang tồn tại thì cấp trên sẽ cùng tôi suy nghĩ phương hướng giả quyết.

Vì thế, một thời gian sau khi vào công ty, tính nhút nhát ngày nào của tôi đã dần mất đi, thất bại cũng được và tôi bắt tay vào làm ngay thay vì chỉ ngồi lo lắng. Suy nghĩ đó đã thẩm thấu vào con người tôi đến tận bây giời.”

Đầu tiên “cứ làm thử đi đã”, “Vấy bẩn tay đi rồi làm”. Làm rồi sẽ gặp vấn đề, nếu một mình không thể giải quyết được vấn đề đó thì đưa ra để mọi người cũng suy nghĩ. Đây là cách làm tại Toyota.

POINT

Đầu tiên, cứ làm thử đi đã. Làm thử rồi sẽ nhìn thấy vấn đề. Nếu gặp vấn đề khó, hãy cùng nhau suy nghĩ.


Bùi Linh
Theo “Những câu nói cửa miệng trong Toyota”

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan