Bí kíp để nhận được “YES”

Khi nhờ cậy ai đó, tùy theo cách bạn truyển đạt mà kết quả sẽ có sự thay đổi. Ông Sasaki Keiichi, tác giả cuốn sách “伝え方が9割” tạm dịch “ Cách truyền đạt chiếm 90%” đã có bài viết chia sẻ về cách truyền đạt trong giao tiếp. Ông nói rằng, khả năng truyền đạt cũng là kỹ thuật, tức là kỹ năng do rèn luyện mà có được, không phải là tài năng thiên bẩm. Trong đời sống hàng ngày, chúng ta phải dựa vào nhau mà sống và cũng có những lúc cần nhờ cậy sự giúp đỡ của người khác. Tất nhiên trong những cuộc giao thiệp này, nhận được sự đồng tình là mục tiêu chúng ta hướng tới. Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu 3 bước trong bí kíp nào để đối phương vui vẻ chấp thuận lời đề nghị.

Bước 1: Bỏ những lời đề nghị từ lập trường của bản thân

Hãy vứt bỏ những ngôn từ còn nguyên hình khối của suy nghĩ cá nhân

Thông thường khi suy nghĩ về sự vật, sự việc, chúng ta thường suy nghĩ dựa trên lập trường của bản thân bởi vậy khi có những để nghị chúng ta cũng thường sử dụng nguyên vẹn những ngôn từ dựa trên lập trường của mình. Thật tiếc, những lời đề nghị như thế này không thể mang lại hiệu quả, bởi vậy chúng ta phải chú ý tránh việc này trong quá trình giao tiếp.

Khi chưa quen, thực sự không dễ để đứng trên lập trường của đối phương trong tất cả các cuộc đối thoại. Vậy làm thế nào để quen được đây, đặc biệt chẳng may bạn lại là cấp trên mà giờ phải đi nhờ cậy cấp dưới thì phải làm thế nào? Bạn chỉ cần ý thức với bản thân mình việc bạn chuẩn bị nhờ cậy cấp dưới một công việc quan trọng giống như mình đang trong một buổi phát biểu. Tại bước này, chưa thể giúp bạn giải quyết được vấn đề nhưng nếu bạn ý thức được mình có đang sử dụng nguyên vẹn những ngôn từ trong suy nghĩ để nhờ cậy đối phương hay không, đó đã là chìa khóa quan trọng cho bạn tiến tới những bước tiếp theo.

Bước 2: Suy nghĩ dưới 4 góc nhìn

1. Tưởng tưởng những suy nghĩ trong đầu của đối phương

Tiếp theo bước 1, bước 2 yêu cầu chúng ta phải tưởng tượng được những suy nghĩ trong đầu của đối phương.

Để thu được kết quả, đối phương phải thực sự muốn đáp ứng những đề nghị của chúng ta. Chúng ta cùng nhớ lại câu chuyện “gió bấc và mặt trời”. Gió bấc và mặt trời thách nhau xem ai có thể làm cho đoàn lữ hành phải cởi áo. Gió bấc thử tài trước, gió bấc ra sức thổi thật mạnh nhưng đoàn người vẫn đi, không những không cởi áo mà họ còn cố giữ sao cho áo không bị bay đi. Đến lượt mặt trời, mặt trời đi lên giữa đỉnh cái nóng gay gắt khiến đoàn người phải cởi áo lần lượt từng chiếc từng chiếc một.

Tương tự như vậy, khi nhờ cậy ai đó, nếu không suy nghĩ về đối phương thì chẳng khác gì “gió” trong câu chuyện kể trên. Vậy làm thể nào để có thể đứng trên lập trường của đối phương? Có 4 điểm sẽ mang lại hiệu quả. Một trong những điểm tiêu biểu đó là mong muốn được đánh giá, mong muốn được chấp nhận. Đặc biệt đối với lập trường của những người cấp dưới hoặc những người mới (hậu bối) khuynh hướng này càng trở nên rõ nét.

Giả sử để tránh những hệ lụy dây chuyền, bạn mong muốn nhân viên báo cáo sự việc ở giai đoạn sớm nhất khi có bất kì vấn đề gì xảy ra trong công xưởng. Nhưng nếu là cấp dưới thì sao nhỉ? Theo tâm lý bình thường nếu có vấn đề xảy ra, nhân viên sẽ sợ cấp trên nổi giận, nên sẽ cố gắng một mình giải quyết vấn đề cho tới khi không thể nào tiếp tục được nữa. Bạn đừng vội trách họ nhé, vì đây là tâm lý hết sức bình thường.

Trong trường hợp này, nếu bạn thay đổi cách truyền đạt với nhân viên thì thế nào nhỉ? Không phải là “muốn nhân viên báo cáo” mà là đánh giá khả năng báo cáo của họ. Cho dù là chuyện tốt hay chuyện xấu, báo cáo được xem là tiêu chuẩn để đánh giá năng lực, nếu cấp trên khiến cấp dưới hiểu được vấn đề chẳng phải nhân viên sẽ bớt ngại ngần và tự tin hơn khi báo cáo những vấn đề ngay ở những giai đoạn sớm nhất.

Ngoài ra còn điểm khác bạn có thể tham khảo trong cách tiếp cận đối phương

2. Điều đối phương thích

Trong lời đề nghị, bạn có thể cho vào những điều mà đối phương thích, đối phương mong muốn đạt được. Không phải là ví dụ hay nhưng nhiều người muốn có tiền, và tiền là cảm hứng làm việc cho nhiều người. “Cố lên, bản kế hoạch của cậu đang tiến gần tới giải thưởng rồi đấy” có lẽ sẽ có hiệu quả hơn việc giục đội thiết kế phải cho ra được sản phẩm cạnh tranh với đội nhà “hàng xóm”.

3. Biết ơn

Nếu đối phương thấy được nhã ý và sự tôn trọng từ người đi nhờ cậy thì sẽ khó có thể từ chối. Cho dù việc lớn hay việc nhỏ nếu không quên thái độ biết ơn và sự tôn trọng thì đối phương sẽ dễ dàng chấp nhận hơn

4. Team-work hóa

Cách làm này có thể làm giảm đi được những lo ngại của những người có suy nghĩ nếu làm một mình thì trách nhiệm sẽ nặng nhọc và khó khăn. Ví dụ khi đề nghị đi tìm khách hàng mới, thay vì đề xuất một cá nhân thì có thể đề xuất một nhóm 2-3 người cùng tham gia vào project.

Bước 3: Biết ơn là chìa khóa vạn năng

Suy nghĩ về câu từ và truyền đạt

Trong bước 2 chúng ta đã được làm quen với 4 điểm để tiếp cận đối phương, tiếp theo sẽ là bước 3 – bước quyết định xem bạn có nhận được sự đồng ý hay không. Bí kíp là chọn lọc những lớp từ có khả năng nhận được “yes” và hãy truyền đạt bằng ngôn từ của bạn. Những lớp từ này mang tính chủ quan cũng không sao và bạn cũng đừng quên sử dụng những lớp từ “biết ơn” nhé.

3 bước kể trên, mỗi bước đều là những kỹ thuật trong giao tiếp. Là kỹ thuật nên để biến chúng thành kỹ năng cho riêng mình sẽ cần phải có sự luyện tập nhất định. Người khéo có thể thành thạo 3 bước trên mà không phải ý thức nhiều về chúng nhưng giả sử bạn không được khéo như họ, nếu bạn vẫn kiên trì luyện tập và để tâm tới chúng thì chắc chắn bạn sẽ có được nghệ thuật nói chuyện và nghệ thuật “nhờ vả”. Chúc các bạn may mắn


Theo Nikkei Associes
Biên tập: Nguyễn Sinh Côn

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan