Ghi chú và những hiệu quả không ngờ

Ai cũng hiểu tầm quan trọng của việc ghi chú nhưng không phải ai cũng biến nó thành thói quen của mình. Cho đến năm 20 tuổi, tôi vẫn chưa hề có thói quen ghi chú. Tôi sử dụng trí nhớ của mình để lưu trữ thông tin. Tuy nhiên, khi bắt đầu đi làm, công việc của tôi tăng dần khiến việc ghi nhớ trở nên khó khăn hơn. Chính những lần lỡ hẹn đã khiến tôi quyết tâm tạo thói quen ghi chú cho bản thân mình.

Hiệu quả ngoài tưởng tượng

Thói quen ghi chú có tác dụng giúp chúng ta tránh khỏi lỗi “quên, lỡ hẹn” là những lỗi cơ bản không được phép để xảy ra trong công việc. Các bạn nên nhớ rằng, dù có chú ý đến mức nào đi chăng nữa, bạn vẫn có thể quên việc mình định làm. Tuy nhiên, việc ghi chú không chỉ hữu hiệu trong việc giúp chúng ta ghi nhớ, nó còn có khá nhiều tác dụng khác mà có lẽ bạn cũng chưa biết.

1. “Ghi chú bằng từ khóa” giúp nâng cao khả năng suy luận

Ghi chú không có nghĩa là ghi chép từng chữ từng chữ một, mà bạn chỉ nên ghi những “từ khóa” quan trọng. Có nghĩa là việc ghi chú cũng đồng nghĩa với việc bạn đang tóm tắt lại câu chuyện của người đối diện.

Lập đi lập lại công việc này sẽ giúp bạn rèn luyện được khả năng suy luận về điều mà người đối diện muốn nói và suy nghĩ của họ.

2. Lên danh sách những việc cần làm để rèn luyện khả năng suy nghĩ

Sổ ghi chú cũng giông như chiếc bảng chỉ dẫn cho bản thân vậy. Và việc lên danh sách những công việc cần thực hiện trong một ngày (to do list) sẽ giúp bạn nắm được “việc mình nên làm trong ngày hôm nay”.

Hơn nữa, việc rèn luyện thói quen ghi chú chỉ thị của cấp trên khi còn trẻ không những giúp bạn luyện tập cách sắp xếp thông tin trong đầu mà còn giúp bạn suy nghĩ sâu hơn về “ý nghĩa của công việc mà mình đang ghi chú”.

3. Loại bỏ cách viết không rõ ràng để nâng cao tính năng của não

Sẽ tồn tại một khoảng cách lớn về tính năng não bộ của người thường xuyên ghi chú và người hay bỏ qua những điều không biết. Vì thế hãy luyện tập cho mình thói quen ghi chú những điều không biết rồi sau đó tìm hiểu hoặc xác nhận lại.

4. Lưu trữ lại những việc đã qua sẽ giúp phản xạ nhanh nhạy hơn

Những người ngay lập tức có thể phản ứng được với mọi tình huống và trả lời thường được gọi là “người có phản xạ tốt”. Nhưng thực ra “lượng thông tin” bạn nắm giữ còn quan trọng hơn cả “tốc độ phản ứng của não”.

Tôi có những người bạn khi nhắc đến có thể nhớ lại ngay nội dung câu chuyện từ 10 năm trước. Khi hỏi ra mói biết bí mật của anh ấy không nằm ở “trí nhớ tốt” mà do bởi thói quen “ghi chú nội dung câu chuyện ngay sau khi kết thúc buổi gặp”, và “xem lại nội dung đó trước lần gặp tiếp theo”.

5. Xem lại ghi chú và biến nó thành “ngôn ngữ bản thân”

Bạn phải xem lại những gì mình đã ghi chú. Sau đó, hãy đưa thêm vào đó suy nghĩ của mình ở bên cạnh hay đánh dấu những chỗ quan trọng bằng đường gạch chân, và cuối cùng là biến những thông tin này thành “ngôn ngữ của bản thân”.

6. Ghi ra nỗi giận dữ để ổn định lại tinh thần

Khi bạn đang tức giận một điều gì đó hãy thử ghi nguyên ý nghĩ đó ra, ví dụ như “giám đốc là thằng điên”. Hay khi bạn đang lo sợ, hãy thử ghĩ nỗi lo của mình ra sổ ghi chú.

Việc này sẽ giúp bạn có thể nhìn nhận lại một cách khách quan hơn cảm giác và vấn đề của mình. Nó cũng sẽ giúp bạn bình tĩnh lại và thoải mái hơn.

7. Ghi chú những từ ngữ mang tính “động viên” sẽ giúp nâng cao tinh thần làm việc

Tôi thường ghi những câu nói mình yêu thích vào trong sổ ghi chú của mình. Mỗi lần nhìn lại, tôi như được tiếp thêm sức mạnh để cố gắng hơn nữa. Bạn có hay làm điều này? Nếu bạn có muốn thử hãy viết và cảm nhận.


Bùi Linh

Theo The21 Online

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan