10 lý do cho thất bại trong kinh doanh của bạn

Doanh nghiệp thất bại không phải chuyện gì quá lạ lùng. Kể cả khi bạn cảm giác rằng mình đang làm rất đúng, nhưng mọi chuyện vẫn không như ý muốn. Thực tế, tỷ lệ một doanh nghiệp có khả năng thành công ngay lập tức tương đối thấp. Đó là lý do tại sao bạn các nhà quản lý thường phải luôn chú ý đến từng tiểu tiết khi vận hành doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, những sai sót là điều không ai có thể tránh khỏi. (Ảnh minh hoạ: hongkiat.com) 

Dưới đây, chúng tôi xin liệt kê mười sai lầm mà các nhà quản lý doanh nghiệp thường hay mắc phải. Nắm bắt, dự đoán được những điều này và điều chỉnh cho phù hợp là chìa khoá để doanh nghiệp của bạn tồn tại lâu dài.

1.Thiếu tập trung

Mục tiêu đối chiếu theo hướng đi của doanh nghiệp, cũng như vị trí của chúng trong từng giai đoạn phát triển, cần phải được làm rõ. Nhiều doanh nghiệp hiểu lầm khái niệm này, và đã tiến hành theo đuổi nhiều mục tiêu trong cùng một lúc. Kết quả là xôi hỏng, bỏng không. Bạn nên có một tầm nhìn tập trung và hướng nhân viên của mình theo hướng đó.

2. Yếu kém trong quyết định

Thành công trong kinh doanh luôn là hệ quả của những quyết định đúng đắn. Bạn muốn doanh nghiệp tồn tại và có lợi nhuận? Vậy thì hãy cân nhắc kỹ các thông tin mà mình có thể có thay vì đưa ra các quyết định vội vàng dựa trên lượng thông tin ít ỏi. Bạn nên vẽ ra những viễn cảnh tồi tệ nhất và cùng thảo luận với đội tư vấn của mình trước khi quyết định.

3. Không sẵn sàng thay đổi

Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên công nghệ mà sự thay đổi diễn ra hàng ngày và hàng giờ. Để có thể sinh tồn trong thế giới này, bạn cần có khả năng thích ứng, và nâng cao năng lực để đáp ứng những nhu cầu trong xã hội. Trì trệ và thành công chưa bao giờ và sẽ không bao giờ đi kèm với nhau.

4. Yếu kém trong lãnh đạo

Các doanh nghiệp thành công luôn được lãnh đạo bởi các lãnh đạo xông xáo. Những lãnh đạo này thường xuyên đưa ra các thử thách mới cho nhân viên để buộc họ phải vượt qua vùng “an toàn” của chính mình. Bạn luôn có thể đóng vai một người lãnh đạo hiền lành, thấu hiểu, nhưng sẽ chẳng có kết quả nào xuất hiện nếu bạn không đặt thử thách cho các nhân viên.

5. Cạnh tranh quá mãnh liệt

Cạnh tranh là một yếu tố cơ bản của thương trường. Nhưng đôi khi sự cạnh tranh quá mãnh liệt sẽ làm cho bạn phải dừng doanh nghiệp của mình. Đừng để cạnh tranh gây ra nỗi sợ, hãy điều tiết, lợi dụng cạnh tranh để thử thách bản thân vượt qua chính mình.

6. Đặt doanh nghiệp ở vị trí không hợp lý

Vị trí xây dựng doanh nghiệp cũng sẽ là một yếu tố để dự báo khả năng phát triển của doanh nghiệp. Thật dễ hiểu khi bạn xây dựng cơ sở ở quá gần một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ, khả năng thành công sẽ thấp hơn rất nhiều. Hãy cân nhắc những địa điểm có lợi, hoặc có thể hình thành lợi thế cho bạn. Mạng lưới giao thông, khả năng tiếp cận, khoảng cách với khách hàng, mật độ dân số,… có thể là những yếu tố đáng chú ý.

7. Thiếu những kỹ năng cần thiết

Để công việc thành công, bạn cần có những nhân viên có trình độ, để giúp bạn thực hiện các công việc trong công ty. Theo Warren Buffet, “”Hiểm hoạ luôn đến từ việc làm mà không biết mình đang làm gì”. Hãy trang bị đủ các kinh nghiệm và kiến thức cần thiết (cho bạn hoặc cho nhân viên) để việc kinh doanh có thể phát triển bền vững.

8. Yếu kém trong phân công nhiệm vụ

Tiền luôn là một vấn đề khó khăn cho các công ty trong giai đoạn khởi nghiệp. Tốt nhất là bạn nên phân phối công việc ra ngoài hoặc giao nhiệm vụ cho những nhân viên phù hợp. Nghe có vẻ đương nhiên là thế, nhưng không ít người vẫn thích tỏ ra mình là kiểu lãnh đạo “biết tuốt”. Kết quả là chẳng đâu vào đâu. Bạn nên tập trung vào thế mạnh của bản thân và giao các việc khác cho những chuyên gia để công việc được tiến hành trôi chảy, hiệu quả.

9. Thiếu vốn

Đó là lý do để các chủ doanh nghiệp phải tìm kiếm tài trợ từ các nhà đầu tư hay các quỹ đầu tư mạo hiểm. Tiền và dòng tiền (cash flow) là mạch máu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Không cần biết ý tưởng hay sản phẩm của bạn tuyệt vời đến mức nào, thiếu vốn và lợi nhuận thì doanh nghiệp vẫn sẽ dậm chân tại chỗ và không thể thành công nổi.

10. Không đủ tín dụng

Một lý do khác để doanh nghiệp thất bại đó là khi thu nhập hay chi phí cho dịch vụ của bạn không được khách hàng thanh toán nhanh chóng và đầy đủ. Điều này làm phát sinh nợ xấu. Hãy đảm bảo các khách hàng của bạn là người đáng tin cậy (chọn lọc khách hàng), và thống nhất thanh toán trước để đảm bảo doanh nghiệp không bị nợ xấu.


Biên dịch: Trungmaster, theo Lifehack

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan