Sự thật về con đường tìm kiếm việc làm của sinh viên mới tốt nghiệp

Chúc mừng bạn. Bạn đã tốt nghiệp. Đã đến lúc bạn tìm kiếm một công việc phản ánh sở thích, kỹ năng, khả năng của bạn – một công việc phù hợp với bạn. Trường đại học là nơi đã cho bạn những kinh nghiệm sống, nó giúp bạn trưởng thành lên cả về bản thân và chuyên môn. Bạn và gia đình bạn có thể nghèo đi, nhưng tương lai của bạn đang mở rộng phía trước. Thế nhưng, cái ngày bạn tốt nghiệp cũng chính là ngày bạn sẽ bắt đầu một công việc mới. Bạn sẽ vui mừng với một công việc tốt hay bạn sẽ thất vọng tràn trề?

Bước chuyển tiếp vô cùng quan trọng.

Sau bốn năm đại học, bạn dường như đã thay đổi nhiều. Có lẽ sở thích, mục tiêu của bạn đã thay đổi hay cách nhìn cuộc sống của bạn cũng đã đổi mới. Các người bạn, mối quan hệ của bạn cũng khác xưa. Bạn có lẽ sẽ cảm thấy tự tin hơn về bản thân, về khả năng của chính mình để định hình tương lai. Tuy nhiên, cái thời điểm bạn chuẩn bị tốt nghiệp là một bước chuyển tiếp vô cùng quan trọng. Bạn không còn là một sinh viên và bạn cũng chưa phải là một chuyên gia. Bạn có lẽ sẽ phải làm quen với nhiều người bạn mới, mở rộng mối quan hệ, học những kiến thức, trải nghiệm cả trong và ngoài lớp học để đáp ứng được những yêu cầu cho công việc, cho giấc mơ của bạn. Đó là thời điểm để bạn tìm một công việc tốt với mức lương như mong đợi. Nó là thời điểm bạn phải bước lên một nấc mới để theo đuổi giấc mơ và sự nghiệp.

Những kỹ năng mới để thành công.

Bạn thông minh, tự tin, và có tham vọng. Bạn cần một công việc, đặc biệt là một công việc phản ánh kỹ năng, trình độ học vấn, trải nghiệm, sở thích và mức lương mong đợi của bạn. Thế nhưng, có một sự thật rằng, hầu hết các sinh viên đều nhận thấy công việc luôn đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng mà họ không được trang bị trên ghế nhà trường. Những kỹ năng bạn học trên ghế nhà trường không đủ để bạn có một công việc tốt hay bắt đầu một sự nghiệp thành công. Hầu hết các sinh viên đều không có sự chuẩn bị tốt để chuyển tiếp từ ghế nhà trường sang môi trường phát triển sự nghiệp. Họ thường phải đối mặt với một số vấn đề như là:

– Họ nghĩ mình sẽ nhanh chóng kiếm được một công việc.

– Thiếu mục tiêu. Họ không chắc về điều mình muốn làm ngày mai hay 5 năm, 10 năm sau.

– Viết CV. Họ gặp rắc rối trong việc đưa thông tin gì để giới thiệu bản thân mình.

– Khi có CV rồi, họ cũng không biết cần phải gửi mail hay fax hay là gửi cho ai nữa.

– Họ biết internet có vai trò quan trọng để tìm việc, nhưng họ lại không chắc về sites nào là tốt và hữu ích nhất cho mình.

– Họ bận rộn với công việc của nhà trường, của việc làm luận văn tốt nghiệp,… Và họ cũng gặp khó khăn trong việc tập trung vào bản thân, vào nhà tuyển dụng và những yêu cầu để có một công việc.

Bạn cần những kỹ năng mới để thành công trên con đường phía trước. Các kỹ năng mà công việc đòi hỏi ở bạn.

(Nguồn: ST)

Không ai giúp bạn cả.

Một sinh viên giỏi không cần phải tìm việc. Học có điểm cao, với rất nhiều báo cáo, tham gia nhiều hoạt động và làm thêm nhiều. Với nỗ lực học tập và trải nghiệm, họ có một bảng điểm tốt, một thư giới thiệu tốt. Tuy nhiên, để có bước đi tiếp theo, đó là bán bản thân mình cho một nhà tuyển dụng tầm cỡ, họ cần phải có sự giúp đỡ chuyên nghiệp hơn. Họ thường sẽ tìm sự giúp đỡ trong nhà trường. Họ mong đợi nhận được sự trợ giúp của thầy giáo, của khoa họ tốt nghiệp. Thế nhưng, tại thời điểm đó, một sự thật là công việc của các nhà giáo dục đã xong. Họ đã giáo dục bạn và trao cho bạn một tấm bằng. Họ không còn một trách nhiệm gì nữa. Đó là thời điểm bạn phải đối mặt với thực tế là: Công việc của bạn bây giờ là tìm một công viêc. Chúc bạn may mắn.

(Nguồn: ST)

Thiếu gắn kết

Trên thực tế, luôn có sự khác biệt giữa thế giới học thuật và thế giới công việc. Các nhà tuyển dụng chỉ có một yêu cầu đơn giản, và nó dường như khác với những yêu cầu của trường học, đó là họ muốn tuyển một người đem lại giá trị cho công ty của họ. Hay nói một cách khác, họ muốn biết bạn có thể làm được gì cho họ. Dựa trên những gì quan sát được ở bạn, họ sẽ đoán tác phong làm việc của bạn. Chính vì vậy, điều bạn cần làm là vừa tìm và thuyết phục các nhà tuyển dụng rằng bạn là người thích hợp nhất mà họ đang tìm.

Năm đầu tiên làm việc.

Giống như hầu hết các sinh viên sau khi tốt nghiệp, bạn có lẽ sẽ rời bỏ công việc đầu tiên của bạn trong năm đầu tiên. Bạn dường như sẽ phát hiện ra rằng công việc này không phù hợp với mình trong 90 ngày đầu đi làm. Nó không giống như những gì bạn mong đợi hay kỳ vọng. Chính lúc đó, bạn sẽ tìm kiếm một công việc khác hoặc trở lại trường học để làm sinh viên một lần nữa với những sự chuẩn bị khôn ngoan hơn sau này. Và sau thất bại này bạn sẽ khám phá ra rằng bạn đã mắc lỗi tại một bước nào đó như bước tìm kiếm công việc, hay đánh giá bản thân và đánh giá sự phù hợp giữa công việc và sở thích, khả năng của bạn.

Nỗ lực để thành công

(Nguồn: ST)

Hãy dành kỳ cuối của bạn để tìm kiếm một công việc. Không có một bằng chứng nào cho thấy một sinh viên lên kế hoạch cho sự nghiệp của họ trong 4 năm học sẽ có công việc tốt hơn người thực hiện nó ở kỳ cuối. Hãy nỗ lực hết mình trong những ngày cuối của cuộc đời học tập của bạn. Đơn giản hóa công việc tìm kiếm việc làm như một khóa học ngắn hạn và bạn đang nhắm đến tìm kiếm một công việc hoàn hảo dành cho bạn. Bạn sẽ nhận được những phần thưởng tuyệt vời hơn nhiều so với đạt điểm cao trên lớp học và chỉ có bạn mới có thể làm được điều này.

Good luck!


Biên dịch: Naphasy. Theo Job hunting Guide

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan