Quản lý thời gian và rèn luyện sức mạnh ý chí (phần 3, cuối)

Định nghĩa lại công việc theo hướng tích cực

Giả sử bây giờ công việc bạn đang làm là công việc bạn không mấy hứng thú đi chăng nữa thì nó cũng có thể ít nhiều chứa đựng những yếu tố hữu ích để bạn đạt được những gì mà bạn mong muốn trong cuộc đời này đấy. Ví dụ, việc xử lý những phàn nàn của khách hàng là công việc hết sức khó khăn nếu nghĩ theo cách thông thường. Tuy nhiên, đây là công việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng do đó cũng có thể nói rằng nó là công việc tạo dựng niềm tin mang tính xã hội cho công ty (công ty với khách hàng). Khi bạn đã có ý chí của bản thân một cách rõ ràng thì bạn hoàn toàn có thể “định nghĩa lại giá trị của công việc” như vậy.

Lần này,  điều tôi rất muốn gửi đến bạn đó là “việc rèn luyện bộ não cũng giống như luyện cơ bắp“. Ta có thể nâng quả tạ nặng  để luyện cơ bắp hiệu quả, và ta cũng có thể  rèn luyện năng lực quản lý thời gian bằng cách tương tự như thế (nhưng không phải dùng đầu để nâng tạ đâu nhé). Lúc đầu chưa cần phải bắt đầu từ những công việc lớn, ta cần làm cho từng vị trí của bộ não quen dần với việc quản lý thời gian trước, dần dần sẽ tăng sức nặng của công việc sau. Giả sử, bạn có thói quen lần nào cũng đến trễ các buổi họp 10 phút. Bạn không cần thiết phải ngay lập tức phải điều chỉnh sao cho tới hội nghị đúng giờ, hãy bắt đầu suy nghĩ từ việc  “ngày mai muộn 9 phút cũng không sao“. Điểm quan trọng đó là tiến bộ theo những bước nhỏ, bởi bộ não đang học tập quá trình “tuân thủ những gì bản thân đã đặt ra”. Các bạn hãy yên tâm rằng bằng rất nhiều thí nghiệm liên quan tới việc thử sức nâng cao sức mạnh ý chí, tính hữu hiệu của những phương pháp trên đã được chứng minh.

Khi nhìn nhận vấn đề theo một cách khác thì cách bạn suy nghĩ về nó cũng sẽ tthay đổi.
Khi nhìn nhận vấn đề theo một cách khác thì cách bạn suy nghĩ về nó cũng sẽ thay đổi.

Sử dụng thời gian có hiệu quả hơn nữa với 9 bí kíp làm bộ não “vui vẻ”

Có những bí kíp giúp bạn rèn luyện sức mạnh ý chí và thực hiện các kế hoạch theo những gì bản thân đã quyết. Chúng ta hãy cùng cô Kelly tìm hiểu về 9 bí kíp này. Sau khi đọc xong bài này bạn hãy tìm cho mình trong số 9 bí kíp đó những cách mà bạn có vẻ thực hiện được hoặc những bí kíp mà bạn muốn thử sức xem thế nào. Chúng ta hãy bắt đầu nhé.

1.       Hít thở sâu

Trong thời gian 1 phút bạn hãy duy trì hơi thở từ 4~6 lần hít vào thở ra, điều này có hiệu quả trong việc nâng cao sức mạnh ý chí. So với nhịp thở bình thường thì nhịp thở này khá là chậm, tuy vậy nếu bạn luyện tập thì hoàn toàn có thể thực hiện được. Khi hô hấp chậm lại, phần vỏ não trước trán (Prefrontal cortex) được kích hoạt, làm sự biến động nhịp tim tăng lên. Điều này, giúp cơ thể và bộ não chuyển từ trạng thái stress sang trạng thái phát huy được khả năng tự chế ngự bản thân.

2.       Vận động định kỳ

Não có thể được rèn luyện nếu bạn làm tăng sự biến động nhịp tim lên một cách ổn định. Khi điều tra về bộ não của người mới bắt đầu vận động, các nhà khoa học phát hiện ra rằng cả tế bào não và chất trắng đều có sự tăng lên về số lượng. Chất trắng có thể giúp liên kết các tế bào não nhanh chóng và hiệu quả trong những vùng khó liên lạc của tế bào não. Chỉ với 5 phút vận động cũng có thể mang lại hiệu quả, do đó ngay cả việc đi dạo quanh nhà cũng có thể coi là đủ.

3.       Ngủ trên 6 tiếng một ngày

Thiếu ngủ hay ngủ không đủ sẽ dẫn tới năng lực ý chí suy giảm. Một trong những nguyên nhân của điều này đó là khi ở trạng thái thiếu ngủ, nguồn năng lượng chủ yếu của bộ não và cơ thể là glucose (glucôzơ) không được sử dụng có hiệu quả. Đường glucose trong máu không được tế bào hấp thụ dẫn tới năng lượng tế bào không đủ và kết quả là cảm thấy mệt mỏi.

4.       Relax bộ não và cơ thể

Nằm sấp, đặt chiếc gối xuống dưới đầu gối để nâng cao chân lên một chút, nhắm mắt lại và thở sâu, nâng lên hạ xuống phần hông. Khu vực nào trên cơ thể bạn cảm thấy cứng, hãy đấm bóp nhẹ nhàng. Nếu trán và vùng ven cằm hơi cứng, ban đầu hãy xoa và nắn nhẹ sau đó há miệng một cách dứt khoát, thả lỏng cơ mặt và thư giãn trong vòng khoảng 5~10 phút.

5.       Luôn mang hi vọng

Khi bạn cảm thấy ý chí của mình yếu dần đi, tôi muốn bạn tự trả lời hai câu hỏi sau. Thứ nhất, “nếu hoàn thành công việc này, mình sẽ thu được điều gì ?” thứ hai, “nếu hoàn thành công việc này mình sẽ mang lại lợi ích cho những ai ?“. Và rồi, bạn hãy thử tưởng tưởng rằng “công việc bạn đang làm lúc này thật vất vả nhưng trong lúc cố gắng dần dần nó sẽ dễ dàng hơn“.

6.       Tự động viên bản thân ngay cả khi thất bại

Các nhà khoa học tìm hiểu về hai bộ não sau khi gặp thất bại: Bộ não thứ nhất được động viên bởi những câu như “không sao cả”. Bộ não thứ hai không được nói gì. Kết quả cho thấy, bộ não trước có thể đứng dậy và bắt đầu với cuộc chiến mới, trong khi đó, bộ não sau không thể khiêu chiến với những công việc tương tự. Nếu như, bạn có gặp thất bại hãy nghĩ tới người mà bạn tôn kính. Bạn hãy thử suy nghĩ xem nếu là người này, họ sẽ động viên bạn như thế nào. Điều quan trọng là bạn hãy nghĩ ra câu nói cụ thể và tự nói với bản thân mình những câu nói ấy.

Đừng để sự thất bại đánh gục bạn
Đừng để sự thất bại đánh gục bạn và cũng đừng bao giờ ngừng hy vọng

7.       Xóa bỏ những cám dỗ

Con người thường bị cám dỗ bởi những lợi nhuận mang tính ngắn hạn trước mắt, thế nhưng bạn có thể thay đổi được nếu như bạn chịu đặt bản thân mình ở vị trí cách xa những lợi nhuận đó một chút. Nếu làm được như thế, suy nghĩ của bạn sẽ mang tính khách quan, dài hạn và giúp bộ não có thể xóa bỏ được những ham muốn mang tính “cám dỗ”. Từ đó, bạn có thể điều khiển được sức mạnh ý chí của bản thân mình.

8.       Sử dụng sức mạnh bên ngoài

Để rèn luyện sức mạnh ý chí, bạn hãy nhờ tới môi trường bên ngoài. Hãy đặt cạnh bạn thứ gì đó làm “reminder”, mỗi lần nhìn thấy reminder sẽ khiến bạn nghĩ tới mục tiêu dài hạn. Chẳng hạn, nếu bạn muốn luôn nở nụ cười trên môi, hãy đặt chiếc gương trên bàn để luôn kiểm tra khuôn mặt của bạn. Nếu bạn muốn có ngày nghỉ, hãy mua vé du lịch và đặt lên trên bàn…

9.       Nhờ cậy bạn bè xung quanh

Trong cuộc sống, con người trong vô thức đã chịu những ảnh hưởng rất lớn từ những người xung quanh. Giả sử bạn muốn nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian, hãy thử tìm một người có thể làm tốt việc này, và sống cạnh người đó. Nếu có người bạn đồng hành để cùng cố gắng, bạn sẽ tiến gần tới mục tiêu hơn. Và nếu bạn luôn ý thức về mục đích thì não sẽ luôn suy nghĩ về điều đó và điều này giúp cho bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình hơn.

<Hết>


Người dịch: Nguyễn Sinh Côn, theo 日経ものづくり


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

1 thought on “Quản lý thời gian và rèn luyện sức mạnh ý chí (phần 3, cuối)”

  1. […] Nguồn: http://tech.vietfujigroup.com/wp/quan-ly-thoi-gian-va-ren-luyen-suc-manh-y-chi-phan-cuoi/ […]

Comments are closed.