Nông sản Việt Nam, chất lượng Nhật Bản

1. Nhật Bản hướng tới đưa Đà Lạt trở thành vựa rau của khu vực Đông Nam Á

Thời gian gần đây nhiều công ty trong lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản bắt đầu để ý tới hoạt động nông nghiệp của Việt Nam. Điểm tới được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản để mắt tới lần này là Đà Lạt nơi có khí hậu thuận lợi cho việc trồng các loại rau củ quả ôn đới. Những sản phẩm mà nhà đầu tư từ Nhật Bản quan tâm tới hiện tại là dâu tay và rau xà lách. Rau được trồng theo kỹ thuật Nhật Bản có giá đắt hơn so với rau nội địa từ 2 – 4 lần nhưng xét về mặt an toàn và chất lượng sản phẩm, thị trường Việt Nam sẵn sàng chấp nhận với giá bán này. Bên cạnh kỹ thuật trồng trọt, Nhật Bản cũng có những động thái hỗ trợ cung cấp hệ thống bảo quản lạnh để có thể đưa tới khách hàng những bó rau tươi ngon nhất. Nhật Bản cũng đang có những mong muốn đầu tư kỹ thuật để đưa Đà Lạt trở thành vựa rau của khu vực Đông Nam Á.

Tháng 11 năm 2014 siêu thị AEON mở chi nhánh đầu tiên tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Tại đây sản phẩm dâu tây nhãn hiệu Nhật Bản được chào bán với giá 120.000 VNĐ/300 gram, giá bán này đắt gấp 4 lần so với những sản phẩm phổ thông tương tự, mặc dù vậy mặt hàng này bán rất chạy, thậm chí tuần nhập 3 lần mà ngay lập tức bán hết hàng. Nhãn hiệu Nhật Bản nhưng thực chất sản phẩm được sản xuất tại Đà Lạt – nơi có độ cao tiêu chuẩn 1500 m, với diện tích canh tác 5000 m2. Tại đây, kỹ thuật sản xuất của Nhật Bản được đầu tư. Các nông trại sản xuất sử dụng nước điện giải có hiệu quả thanh trùng, khử độc, các loại phân bón hóa học được cắt giảm xuống mức tối thiểu để có thể sản xuất được những sản phẩm nông nghiệp có tiêu chuẩn tương đương tại Nhật Bản. Những sản phẩm dâu tây tại Đà Lạt theo kỹ thuật Việt Nam sử dụng nhiều phân bón hóa học và thuốc nông nghiệp do đó kém hơn so với sản phẩm của Nhật Bản về độ đường và mùi hương.

Đà Lạt của Việt Nam có khí hậu thích hợp cho việc trồng nhiều loại rau củ quả. Chỉ riêng Đà Lạt một năm đã sản xuất được 1,5 triệu tấn các loại rau củ quả, chiếm khoảng hơn 10% tổng sản lượng tiêu thụ rau củ quả của cả nước (11 triệu tấn).

2. Năng suất của nông nghiệp Việt Nam còn thấp

Vấn đề của nông nghiệp Việt Nam còn nằm ở năng suất. Do phần lớn các khu vực trồng trọt được hoạt động theo hình thức hộ gia đình nhỏ lẻ nên việc nâng cao năng suất nông nghiệp sẽ bị chậm. So với cao nguyên có cùng độ cao của Malaysia – cao nguyên Cameron năng suất nông sản Việt Nam tại Đà Lạt chỉ bằng 1/9 mà thôi (đơn vị so sánh = số tiền nông sản bán được trên 1 đơn vị diện tích).

Theo điều tra của tờ Euromonitor (nước Anh), Việt Nam là quốc gia có lượng tiêu thụ rau lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Những năm gần đây thu nhập của chúng ta cũng dần được cải thiện và theo đó nhu cầu của người dân đang dần hướng tới những sản phẩm sạch, an toàn tươi ngon. Nắm được xu hướng này, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã chuyển hướng đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam để hướng tới những siêu thị lớn trên chính thị trường Việt Nam. Anfu-Rakue là công ty liên doanh giữa một công ty Việt Nam và một công ty của Nhật Bản tại làng Kawagami (tỉnh Shinshyu) đã bắt đầu sản xuất rau xà lách sạch và bán ra thị trường Việt Nam từ tháng 1 năm 2014. Với uy tín về chất lượng, hiện tại Anfu-rakue đã mỗi ngày xuất 2 tấn rau xà lách đươc trồng theo phương pháp phun sương tới 30 siêu thị lớn, trong đó có Coop-mart, Big C (Pháp), Metro (Đức). Trong năm nay, những sản phẩm rau sạch của công ty tiếp tục được xuất sang Hong Kong, Singapore và tiếp tới sẽ là Nhật Bản. Tại Nhật mùa đông lạnh nên những vùng có tuyết khó có thể trồng được nhưng nếu xuất khẩu từ Việt Nam thì giá thành có thể cắt giảm xuống còn một nửa – theo ông Hanaoka giám đốc công ty cho biết.
VF Nong san VN


Thực hiện: Nguyễn Sinh Côn
Tham khảo: Nikkei Asia Biz (ngày 5/3/2015)


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan