Nghiên cứu mới khẳng định khí cacbonic có liên quan đến hiện tượng nóng lên toàn cầu

Nghiên cứu do đại học Liverpool, lần đầu tiên đã xác định được cơ chế liên quan giữa lượng khí cacbonic thải ra và hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ đại học Liverpool, Southampton và Bristol đã đưa ra một phương trình trên lý thuyết biểu thị hiện tượng nóng lên toàn cầu chính là kết quả trực tiếp của lượng khí cacbonic khổng lồ được tích tụ từ cuối những năm 1800 (khi con người bắt đầu thải lượng lớn chúng ra môi trường). Kết quả thu được trùng với dữ liệu mô hình khí hậu thu được từ thực nghiệm.

Phương trình này đã làm rõ mối quan hệ phức tạp giữa lượng khí cacbonic và mực nước biển.

Đốt cháy nhiên liệu hoá thạch sẽ tăng nồng độ của khí cacbonic trong khí quyển, dẫn đến hiện tượng nhà kính và nóng lên của trái đất. Chính đại dương bao la đã phần nào làm giảm đi tác dụng của hai hiện tượng trên nhờ hấp thu cả nhiệt lẫn khí cacbonic,

Kết quả thu được cho thấy cứ hàng triệu triệu tấn khí thải cacbonic bị hấp thu thì nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1 độ.

Nghiệm trọng hơn là lượng khí tồn trong 200 năm vừa qua sẽ còn tồn tại đến hàng thiên niên kỷ sau kể cả trong điều kiện lý tưởng là không còn khí cacbonic thải ra nữa.

Lý thuyết này cũng chỉ ra rằng bề mặt trái đất đang nóng lên là do tổng lượng khí cacbonic thải ra đang vượt quá khả năng hấp thu của biển.

Giáo sư Ric Williams, chuyên ngành khoa học Biển trực thuộc khoa môi trường đại học Liverpool, cho biết: “Dựa trên độ phức tạp của hệ thống khí hậu, thật đáng ngạc nhiên khi chúng ta tìm ra mối quan hệ vô cùng đơn giản giữa hiện tượng ấm lên toàn cầu và lượng khí thải cacbonic.”

“Vai trò của đại dương hoá ra vô cùng trọng yếu trong việc hấp thu cả nhiệt và khí thải, gần như đã hoá giải tất cả hiệu ứng gây ra do tích tụ khí thải. Phát hiện này đã chứng minh dự đoán của IPCC trong năm ngoái về mối tương quan giữa hiện tượng ấm lên toàn cầu và lượng khí thải ra. Nói rộng hơn thì lý thuyết chúng tôi tìm ra gửi đi một thông điệp đơn giản rằng: càng để tích tụ khí thải cacbonic, trái đất sẽ ngày càng nóng lên. Thực tế này báo động mạnh mẽ tầm quan trọng trong việc phát triển nên kỹ thuật có thể hấp thu lượng lớn khí cacbonic để giảm thiểu nguy co cho thế hệ con cháu.”

Giáo sư Phil Goodwin, khoa Đại Dương và Trái Đất trực thuộc đại học Southampton cho biết thêm: “Phân tích của chúng tôi nhân mạnh bản chất khó có thể đảo ngược của khí thải cacbonic đến hiệu ứng ấm lên toàn cầu. Một khi đã thải ra khí quyển, cacbonic sẽ còn tồn tại nhiều thế kỷ sau ngay cả khi được hấp thụ bởi đại dương. Chúng ta không thể mong chờ trái đất nóng lên rồi sẽ trở về trạng thái bình thường, sẽ không có chuyện đó xảy ra.”

Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí Nature Geoscience.


Người dịch: Trịnh Trần Khánh Duy.

Nguồn: Gizmag


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan