Nâng cao ý thức quan trọng hơn kiến thức

Ý thức khác kiến thức ở điểm nào? (Nguồn: daotaoseo.vseo.vn)

Ý thức là tổng hòa của kiến thức, trí tuệ và kinh nghiệm

Có rất nhiều người thường suy nghĩ rằng để cắt giảm lãng phí và giảm chi phí sản xuất thì kiến thức về giá gốc (chi phí sản xuất) rất quan trọng. Nhưng thực ra không hẳn đã là như vậy. Ông Ono Taichi vẫn thường nói rằng “ý thức giảm chi phí” còn quan trọng hơn nhiều so với “kiến thức để giảm chi phí”.

Tri thức để giảm chi phí chỉ đơn thuần là những phép tính trong sách giáo khoa.

Ý thức giảm chi phí là cách suy nghĩ gắn liền với thực tế.

Trong kiến thức giảm chi phí, “Chỉ cần đưa vào sản xuất hàng loạt thì giá thành sẽ giảm” hay “Sản xuất với số lượng lớn thì đơn giá cũng hạ” là một vài kiến thức kinh tế cơ bản. Những kiến thức này thường được dạy ở trường và cũng có ghi trong sách. Và không thể nói đây là những kiến thức không chính xác.

Tuy nhiên, chỉ với kiến thức giảm chi phí để tính toán đơn thuần thì trong thực tế số lượng công ty thất bại là khá nhiều. Bởi vì, dẫu có gom lại để sản xuất với số lượng lớn thì chưa chắc đã bán được hết. Mà đã không bán được hết thì ắt có tồn kho. Việc tồn kho sẽ gây phát sinh thiệt hại cho doanh nghiệp.

Hay nói cách khác, chúng ta đã làm thay đổi hình thức của đồng tiền thành những sản phẩm nằm kẹt trong kho. Đó chính là tồn kho.

Nên nhớ rằng, tổn thất khi sinh ra tồn kho là rất lớn. Nên dẫu có ý định sản xuất với giá rẻ nhưng nếu không bán được và để tồn kho thì ngược lại giá thành sản xuất lại rất cao.

Tránh không để tồn kho một cách lãng phí và suy nghĩ để làm sao có thể sản xuất rẻ nhất lượng sản phẩm có thể bán được chính là ý thức giảm chi phí.

Ý thức không phải là thứ có thể biểu thị bởi các bảng biểu như trong cuốn hướng dẫn sử dụng mà nó được tạo bởi sự kết hợp giữa kiến thức, cảm giác, kinh nhiệm và thời điểm thích hợp dựa trên kiến thức giảm chi phí.

Việc luôn mang ý thức giảm chi phí và tiến hành cũng hoạt động kaizen (cải thiện) hàng ngày chính là điều cốt lõi trong phương thức Toyota.

Chỉ mình kiến thức là không đủ (Nguồn: tanhaithanh.com.vn)

Cách xử lý đối với các thông tin riêng biệt

Từ năm 2000, trong 3 năm liên tiếp Toyota đã thực hiện thành công chính sách CCC21 để giảm chi phí sản phẩm xuống 30%. Điều này giúp Toyota tiết kiệm được mỗi năm 1000 tỷ yên (tương đương khoảng 9 tỷ USD). Tuy nhiên, điểm đáng chú ý ở đây là không phải đối với tất cả các yếu tố Toyota cũng giảm đều 30% mà đây là chỉ số trung bình.

Và chúng ta cùng nghe câu chuyện của ông Katsuaki Watanabe – người đứng đầu dự án CCC21.

“Có cố gắng đến mấy thì cũng có yếu tố chỉ có thể giảm được 10% chi phí mà thôi. Ngược lại, cũng có những yêu tố có thể giảm ngay một lần 50%. Vì thế, quan trọng ở đây không phải là việc quyết định giảm một lượng như nhau cho tất cả mà hãy chú trọng vào những yếu tố nhìn thấy ngay, và thực hiện kaizen chính xác đối với những yếu tố có khả năng giải quyết ngay.”

Việc quyết định một lần với một giá trị cho tất cả sẽ vô tình đẩy chúng ta lún sâu vào kiến thức giảm giá. Hay nói cách khác, làm mà không chú trọng tới thực tế thì sẽ dẫn đến giảm năng lực của công xưởng cũng như các công ty hợp tác khác.

Vì thế, hãy quyết định số trị cho từng yếu tố riêng biệt, và điểu chỉnh sao cho bình quân của những số trị này khớp với giá trị mục tiêu chính là cách làm mang ý thức giảm giá.

Hơn nữa, theo phương thức Toyota, giá bán không hẳn chỉ được quyết định bởi công ty đó mà được “quyết định bởi khách hàng”. Tức là giá bán không phải được tính từ giá gốc (chi phí sản xuất) mà được quyết định bởi khách hàng, là giá mà họ sẵn sàng trả cho sản phẩm.

Thế nên, phía nhà sản xuất có nói “sản phẩm này rất rẻ phải không?” cũng không có ý nghĩa gì với khách hàng. Và vì thế, ý thức giảm chi phí là thứ tất yếu.

Trong hoạt động kaizen, chúng ta có thể thấy được sự khác biệt giữa ý thức và kiến thức. Không phải là “kiến thức về vấn đề”mà “ý thức vấn đề” mới giúp chúng ta nhìn ra vấn đề thực sự. Không phải “kiến thức kaizen” mà “ý thức kaizen” mới là thứ cần mài dũa và thúc đẩy hoạt động kaizen.

Ý thức “phải kaizen”, “phải bỏ thêm công sức vào đó”, “phải làm tốt hơn” dựa trên nền tảng kiến thức có sẵn là thứ thực sự quan trọng. Kiến thức khi thông qua hành động sẽ biến thành trí tuệ. Đối với hoạt động kaizen, việc nhớ kiến thức không quan trọng bằng hành động luôn mang bên mình “ý thức tìm vấn đề” và tiến hành kaizen mọi lúc mọi nơi.


Biên tập: Bùi Linh
Theo cuốn “Toyota’s Amazing Improvement Techniques” – Yoshihito Wakamatsu

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan