Thất bại cũng được, hãy thay đổi đi

Nguồn: blog.funomenal.com

Hành động của nhân viên sẽ thay đổi bởi sự thay đổi của cấp trên

Trong hoạt động Kaizen những bước nhảy là rất quan trọng. Tuy nhiên chỉ cần nghe cấp trên nói rằng “Đừng có thất bại đấy” hay “Đừng có liều quá đấy” thì không ít người sẽ nhụt chí. Bởi vì họ phán đoán theo nhiều phương hướng mà không chỉ là lời nói của cấp trên.

Ông Ono Taiichi vẫn luôn nói rằng “Chính cách đánh giá của cấp trên sẽ làm thay đổi hành động của cấp dưới”. Vì thế, để hoạt động Kaizen tiến triển thì người cấp trên phải thay đổi mình.

Một nhân vật cấp cao khác tại Toyota cũng nói rằng “Tại Toyota, những người không nỗ lực đưa ra ý tưởng sẽ bị trách mắng, còn những người nỗ lực, dám đương đầu với thử thách thì dẫu có thất bại cũng không bị trách mắng. Nhiêm vụ của cấp trên không phải là phê phán ý tưởng hay tinh thần muốn thử sức của cấp dưới mà phải có trách nhiệm giúp đỡ họ. Chính vì vậy, sẽ luôn có những thử nghiệm sai lầm được thực hiện”.

Còn ông Eiji Toyoda thì không chỉ nói rằng “Hãy bỏ qua những lo lắng sẽ thất bại và làm đi”, mà ông còn muốn nhân viên của mình viết lại những bài báo cáo về thất bại đã gặp và truyền nó như một lời giáo huấn tới các thế hệ sau.

“Thất bại đôi khi cũng mang những hương vị đặc biệt. Ví dụ, nếu viết trong báo cáo rằng ‘Mọi chuyện đã diễn ra suôn sẻ’ thì không cần viết cũng được. ….Thay vào đó hãy viết cho tôi những báo cáo về thất bại”.

 Cấp trên phải là người giải tỏa “Nỗi sợ hãi thất bại” của cấp dưới

Tại một công trường của Toyota, có những ngày họ chỉ có thể sản xuất trong nửa ngày. Bởi vì, theo phương thức sản xuất Toyota thì họ chỉ sản xuất số lượng phù hợp với nhu cầu nên không tránh khỏi những ngày rảnh rỗi. Những lúc như vậy, ông Ono Taiichi vẫn thường nói với cấp dưới “Những lúc rảnh thì giải lao và đi chơi đi” nhưng tại công xưởng đó, công nhân vẫn để điện và hoạt động như bình thường. Khi ông Ono trách mắng những người nhân viên này tại sao lại lãng phí điện và hành động của mình vậy thì họ nói rằng “Cấp trên của họ không cho phép chơi không”. Khi nghe câu trả lời này ông đã giận dữ mắng xối xả người quản lí rằng “Khi đã nói với cấp dưới ‘Nghỉ ngơi đi’ thì từ cán bộ đến quản lý cũng phải nói giống như vậy”. Cũng giống thế, khi muốn cấp dưới “thử sức” thì từ cán bộ đến quản lý đều phải làm tương tự như thế.

Ông Takeshi Yosida người chịu trách nhiệm chính mẫu xe Carolla đời thứ 8 đã phải băn khoăn rất nhiều về kết cấu mới cho mẫu xe này. Đây chính là mẫu xe từng được coi là tượng đài đã làm lên cuộc cách mạng cơ giới hóa tại Nhật Bản, và ông Takeshi Yoshida luôn ý thức rằng bản thân không được phép thất bại với mẫu xe này. Dù biết rằng nếu không thay đổi thì mẫu xe này sẽ khó được thế giới chấp nhận nhưng nếu thay đổi ông cũng lo lắng sẽ có nguy cơ những khách hàng hiện tại sẽ quay lưng lại với mẫu xe mới này.

May mắn rằng giám đốc Toyota tại thời điểm đó – ông Hiroshi Okuda đã nói với Takeshi rằng “Thất bại cũng được, hãy thay đổi nó đi”. Lời động viên đó như liều thuốc giải tỏa hết nỗi sợ hãi của chàng trai Takeshi và cũng là khởi nguồn cho phong trào “Luôn phải thay đổi” trong toàn thể nội bộ công ty Toyota. Và cũng chính từ lời nói đó mà thêm một mẫu xe Carolla được ra đời.

 


Biên tập: Bùi Linh
Theo cuốn “Toyota’s Amazing Improvement Techniques” – Yoshihito Wakamatsu

 

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan