Văn hoá Toyota: Hãy đưa trí tuệ của bản thân vào công việc

(Nguồn ảnh: Wikipedia) 

Khi cấp trên có chỉ thị, bạn có luôn rập khuôn làm đúng như vậy? Trong phương thức sản xuất Toyota, công việc rập khuôn không hề được đánh giá cao. Ngoài tuân thủ chỉ thị ra nhất thiết phải thêm trí tuệ “plus α” vào công việc.

Có một câu chuyện như sau:

Anh M là một nhân viên Toyota mới vào công ty được 6 tháng. Một ngày, đột nhiên công xưởng nơi anh đang làm việc đã xảy ra sự cố. Bình thường thì chính sếp của anh mới là người đưa ra chỉ thị để giải quyết sự cố, nhưng không may là hôm ấy người quản lý lại đi công tác xa. Thời đại lúc bấy giờ lại chưa có điện thoại di động, liên lạc rất tốn thời gian, vì thế tạm thời anh M trở thành người ra chỉ thị. Anh M liền nhớ lại và đưa ra chỉ thị hoàn toàn giống như cấp trên đã đưa ra khi gặp sự cố tương tự. Nhờ thế anh đã thành công giúp giải quyết được phần nào sự cố.

Tuy nhiên, sau khi cấp trên trở về và nghe báo cáo, ông lại mắng anh một trận xối xả. Lý do như sau, đúng là hai lần sự cố có điểm tương đồng nhưng không phải là hoàn toàn giống nhau, mặc dù vậy anh M vẫn đưa ra chỉ thị hoàn toàn giống như lần trước, vì thế đã bị sếp la rằng:” Tại sao không chịu sử dụng cái đầu để đưa ra chỉ thị tốt hơn?”.

Người chỉ biết làm theo chỉ là đứa ngốc, người không làm gì hết lại càng ngốc hơn.

Trong phương thức sản xuất Toyota, dù anh có là nhân viên chân ướt chân ráo, dù đó là thời điểm vô cùng gấp rút đi chăng nữa, thêm vào công việc phải làm trí tuệ “plus α” của bản thân là điều bắt buộc. Dù cho chỉ thị của sếp có kỹ thế nào đi chăng nữa thì cũng phải suy nghĩ và đưa ra được cách làm tốt hơn.

Ông Oono Taiichi chính là ví dụ điển hình cho điều này. Ông luôn giải thích cặn kẽ công việc cho cấp dưới nhưng khi cấp dưới làm rập khuôn theo chỉ thị sẽ ngay lập tức phải chịu ăn mắng. Ông luôn nói: ” Người chỉ biết làm theo chỉ thì là đứa ngốc, người không làm gì hết lại càng ngốc hơn. Chỉ có ai nghĩ ra cách tốt hơn để làm mới là thông minh”.

Đứng từ góc độ của cấp dưới, khi làm đúng chỉ thị mà vẫn bị gọi là đứa ngốc thì quả nhiên có cảm giác oan ức. Nhưng đấy mới chính là tinh thần sáng tạo cốt lõi của phương thức sản xuất Toyota.

Ví dụ như mua một chiếc máy mà chỉ sử dụng đúng cách ghi trong catalogue thì chỉ có thể sản xuất được loại sản phẩm trong catalogue, đó là điều mà ai cũng có thể làm được. Chỉ dựa vào điều đó thì không thể thắng được các công ty khác cùng ngành, vì không tồn tại đặc trưng sản xuất mà chỉ “công ty mình” mới có thể làm được. Nhất thiết phải suy nghĩ ra được phương cách sử dụng máy đặc trưng của công ty mà các nơi khác không thể bắt chước.

Điều này cũng đồng dạng với “chỉ thị của cấp trên”, “thành công tiêu biểu của công ty khác”, “sách kinh doanh”, “kiến thức ở seminar”,…
Tiếp thu thông tin là tốt, nhưng nhất thiết phải thêm vào suy nghĩ của bản thân để hướng đến cải biến cách làm tốt hơn.

Chính nhờ sự tích luỹ dần những sáng tạo nho nhỏ ấy mà có thể nuôi dưỡng năng lực suy nghĩ, dẫn đến khả năng sáng tạo nên nhiều kỳ tích.

Trong thời buổi hiện nay thì muốn bao nhiêu thông tin thì sẽ có bấy nhiêu, bạn có đang chỉ biết thoả mãn với việc copy và paste không? Trong phương thức Toyota, những người như vậy bị gọi là kẻ ngốc. Chính trong thời đại hiện nay mà việc suy nghĩ thêm để có cách thức tốt hơn lại càng quan trọng.


Nguồn: trích 図解トヨタのすごい習慣&仕事術ー若松義人

Người dịch: Trịnh Trần Khánh Duy.


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan