Người lãnh đạo theo phong cách Toyota

Người lãnh đạo giỏi là người biến những suy nghĩ của mình thành ngôn ngữ và có khả năng truyền đạt chúng một cách khéo léo tới những người cần truyền đạt. Đối với những người lãnh đạo họ cũng có những quan điểm và phẩm chất riêng trở thành phương châm cho mỗi hành động. Phương châm này lại có sự khác nhau giữa những nền văn hóa, trong đó có văn hóa quốc gia, văn hóa vùng miền, thậm chí chỉ là sự khác biệt trong đơn vị nhỏ hơn, văn hóa doanh nghiệp. Hôm nay chúng ta cùng VietFuji tìm hiểu xem tại doanh nghiệp đại diện cho Nhật Bản – Toyota,  những người lãnh đạo giỏi thường đi theo những chủ nghĩa nào nhé.

1. Chủ nghĩa kế hoạch và chủ nghĩa điểm quan trọng

Trước hết thiết lập mục tiêu công việc, sau đó xây dựng kế hoạch, và đánh giá mức độ quan trọng của công việc. Trong năm nay, tháng này, tuần này, hôm nay mình sẽ làm gì đều đã được lên kế hoạch,đồng thời có gắn thứ tự ưu tiên.

2. Chủ nghĩa hiệu quả

Dựa theo mục đích, suy nghĩ kỹ về bản kế hoạch và lựa chọn cách làm hiệu quả và ngắn nhất. Tại Toyota, họ quan niệm rằng làm nhiều chưa hẳn đã tốt, làm việc sao cho có hiệu quả mới là quan trọng. Thông thường, họ coi trọng tốc độ làm việc.

3. Follow up một cách triệt để

Tuân thủ những quy định, những kế hoạch bản thân đã lập ra, dành thời gian đánh giá những hoạt động mà bản thân đã làm. Bằng cách làm này, mỗi người lãnh đạo sẽ liên tục thay đổi bản thân và nâng dần năng lực của chính mình. Ngoài ra, người lãnh đạo của Toyota luôn theo sát những bước đi của người cấp dưới. Theo sát không có nghĩa là chỉ bảo tất cả mọi việc, mà là bám sát theo dõi quá trình làm việc, sự trưởng thành của nhân viên, khi cần có sự hỗ trợ thì cần có những can thiệp kịp thời.

4. Chủ nghĩa thành quả

Đối với cấp trên, khi đánh giá công việc, cần xem xét cả nỗ lực và quá trình thực hiện, xong cần phải lấy thành quả làm thước đo để đánh giá nỗ lực và quá trình làm việc; không thể luôn đưa ra những luận điểm giống như “đã cố gắng hết sức nhưng kết quả chưa được như mong đợi”. Khi không đạt được thành quả cần xem xét lại cách làm và có những biện pháp kaizen để nâng cao kết quả.

5. Chủ nghĩa đơn giản

Tất cả các nội dung công việc, quản lý, chế độ, tài liệu… đều trở thành đối tượng của chủ nghĩa này. Một công việc xuất sắc, một công ty ưu việt là công việc, là công ty có sự đơn giản nhất nhưng mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Phức tạp hóa vấn đề không chỉ khiến công việc dễ trở nên tư hữu hoá mà nó còn khiến việc truyền đạt thông tin tới những người khác gặp nhiều khó khăn.

6. Chủ nghĩa Seiri, Seiton

Cách thu thập thông tin, cách làm việc…đòi hỏi sự chỉnh lý, chỉnh đốn sao cho có thể tiến hành một cách nhanh chóng. Sự bừa bộn, khiến tốn thời gian phải dò tìm tài liệu khiến gây ra lãng phí lớn, không những thế nếu không lần ra lại phải bắt đầu lại từ đầu, đây là một lỗi mà bất cứ ai cũng nên tránh.

7. Tầm nhìn và cách nhìn bao quát

Luôn có cái nhìn bao quát và trách nhiệm đối với tổ chức. Nếu mình là trưởng phòng, nếu mình là giám đốc thì sao, tự đặt mình vào vị trí đó để đưa bản thân tới những cái nhìn toàn cảnh trước khi bắt đầu công việc chi tiết. Trong tiếng Nhật có câu “nhìn cây mà không nhìn rừng” ý chỉ những người chỉ lao đầu vào những công việc chi tiết tỷ mỉ mà không biết được cái tổng thể và ý nghĩa công việc trong toàn bộ quá trình. Người lãnh đạo giỏi tất nhiên phải tránh điều này, ngoài ra còn cần làm phong phú nội dung và bề rộng công việc để mang lại sự phát triển cho toàn bộ tổ chức.

8. Cụ thể hoá điều muốn đề bạt

Cụ thể hoá suy nghĩ của mình, đồng thời phải biết lắng nghe ý kiến của người khác là một trong những yêu cầu cần thiết đối với những người lãnh đạo. Dũng cảm chấp nhận sự thay đổi suy nghĩ cố hữu của bản thân và có sự khiêm nhường để lắng nghe người khác.

9. Không ngừng rèn luyện và nâng cao năng lực bản thân

Học tập kiến thức chuyên môn, đặt chân tới những bộ phận khác, những công ty khác. Nếu là nhân viên phòng quản lý, thì hãy học những kiến thức tối thiểu như kế toán, để sao cho có làm việc ở đâu đi chăng nữa thì những kiến thức đó vẫn được trưng dụng.

10. Chủ nghĩa cá nhân

Người biết coi trọng bản thân mình là người biết coi trọng người khác. Vui vẻ làm việc, giữ gìn sức khoẻ và tất nhiên phải có ngày nghỉ cho gia đình và chính bản thân mình.


Thực hiện: Nguyễn Sinh Côn


 

 

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan