Quản lý phương châm

Trong bài viết trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về các bước xây dựng hoạt động quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp. Và lần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hoạt động quản lý phương châm, một trong hai hoạt động quản lý quan trọng trong mỗi doanh nghiệp.
 

Quản lý phương châm là hoạt động quản lý hướng tới cải cách hay Kaizen lớn trong doanh nghiệp. Quản lý phương châm là phương thức quản lý tiên tiến hơn so với quản lý mục tiêu (phương thức được du nhập vào Nhật Bản từ Âu Mỹ). Khác với phương thức quản lý mục tiêu thường chỉ chú trọng đến kết quả, phương thức quản lý phương châm còn chú trọng đến cả quá trình.

Trong quản lý mục tiêu hình thức thực hiện để đạt đạt mục tiêu đề ra thường không được thảo luận đầy đủ nên sẽ dẫn đến hiện trạng tổ chức sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Ngược lại với công thức Phương châm = Mục tiêu + Thực thi nên trong khi xây dựng hoạt động quản lý phương châm, người ta thường chú trọng đến phương thức thực hiện. Ngoài ra, quản lý mục tiêu thường xây dựng tính độc lập cao trong các bộ phận hay tầng lớp trong doanh nghiệp thì quản lý phương châm lại hướng tới xây dựng một tập thể mạnh gắn kết giữa các bộ phận. Có nghĩa là có một sợi dây sẽ gắn kết các bộ phận trong doanh nghiệp trong mục tiêu lẫn các hoạt động thực hiện mục tiêu đó.

Và điểm khác nhau cuối cùng của 2 phương thức quản lý này nằm ở kết quả. Trong khi quản lý mục tiêu luôn chú trọng đến lợi ích  thì quản lý phương châm lại chú trọng đến chất lượng. Đây cũng chính là yếu tố mấu chốt trong hoạt động quản lý phương châm tạo ra sự khách biệt đáng kể trong đường lối của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác.

Các phương pháp quản lý khác nhau mang những mục tiêu khác nhau (Nguồn sodahead.com)

Quản lý phương châm mang cách thức quản lý từ trên xuống (top down). Người đứng đầu doanh nghiệp, người đứng đầu các bộ phận hay người đứng đầu công xưởng có trách nhiệm đưa mọi hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với năng lực, môi trường của doanh nghiệp. Gần đây, với việc các doanh nghiệp chú trọng nhiều hơn đến chiến lược kinh doanh, thì hoạt động quản lý phương châm cũng trở 1 thành một phần trong đó.

Quản lý phương châm là một trong những hoạt động quản lý quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đừng quên rằng những cải cách hay cải thiện lớn đều bắt đầu từ những cải thiện rất nhỏ trong hoạt động hàng ngày. Vì vậy, không nên tách rời hoạt động quản lý phương châm ra khỏi hoạt động quản lý thường nhật. Trong mỗi Kaizen lớn thường chứa rất nhiều những đề mục nhỏ. Nếu có thể tiêu chuẩn hóa hết được những đề mục này để áp dụng vào hoạt động sản xuất thường nhật và duy  trì nó thì có thể sẽ mang lại cho doanh nghiệp những thành quả to lớn. Và dù một doanh nghiệp có phát triển đến mức nào thì bên trong nó cũng luôn tồn tại rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, không phải vấn đề nào cũng có cùng cách giải quyết như nhau nên việc tổng hợp ý kiến của cả quản lý và nhân viên để chọn ra một cách giải quyết tốt nhất rất quan trọng. Điều này không những giúp tổ chức thêm đoàn kết mà còn xây dựng doanh nghiệp trở thành mô hình có thể thích nghi nhanh chóng với những thay đổi của thị trường hay của chính những thay đổi bên trong doanh nghiệp đó. Việc sớm tìm ra vấn đề và phòng ngừa những vấn đề có thể xảy ra sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn. Và đây cũng là điểm quan trọng để doanh nghiệp có thể căn cứ vào trong công cuộc tái cấu trúc hoặc nhìn lại phương pháp quản lý phương châm đang áp dụng.


Thực hiện: Bùi Linh
Theo bài giảng quản lý chất lượng của giáo sư Ken Nishina


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan