Xây dựng hệ thống sản xuất 100% sản phẩm đạt yêu cầu (phần 1)

Trong lĩnh vực sản xuất、để chế tạo được 100% các sản phẩm đều đạt yêu cầu về chất lượng thực chất chỉ là “giấc mơ” đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể xây dựng hệ thống sản xuất 100% các sản phẩm đạt yêu cầu hay không gặp các vấn đề về giá cả, số lượng, an toàn hay hạn giao hàng dựa trên sự tham gia của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp vào các hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm, công đoạn sản xuất. quản lý, kaizen (cải thiện) thì không hẳn là không thể.

Việc nâng cao năng lực trong từng công đoạn sản xuất và quản lý kiểm tra chính là căn bản để tạo ra hệ thống sản xuất có thể đạt 100% các sản phẩm đạt yêu cầu. Hơn thế nữa, ở giai đoạn quản lý ban đầu của sản phẩm và thiết bị sẽ không ổn định nên cần thiết đặt việc nâng cao năng lực tại các công đoạn sản xuất làm mục tiêu ban đầu.

Thêm vào đó, cũng có trường hợp doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc nâng cao và suy trì năng lực trong từng công đoạn sản xuất. Đối với trường hợp này, việc tiến hành ra soát tổng thể những nguyên nhân khiến năng lực sản xuất không đạt yêu cầu cũng là yếu tố giúp nâng cao khả năng xây dựng hệ thống sản xuất 100% các sản phẩm đạt yêu cầu.

Tóm lại, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem nên làm thế nào để đưa “giấc mơ” này tới gần với hiện thực.

1. Sự cần thiết của hệ thống sản xuất 100% sản phẩm đạt yêu cầu

Trong giới sản xuất hiện nay, để xây dựng được một hệ thống sản xuất hoàn hảo thì doanh nghiệp luôn mang bên mình suy nghĩ “ không để 1 sản phẩm kém chất lượng tới tay khách hàng” . Bởi vì trong 100 sản phẩm chỉ cần có 1 sản phẩm kém chất lượng thì đối với khách hang tất cả đều không đạt yêu cầu. Kể cả đối với các doanh nghiệp sản xuất đa chủng loại sản phẩm, không chỉ những nhân viên chính thức, mà cả những nhân viên bán thời gian hay các doanh nghiệp liên quan cũng cần phải “đồng tâm hiệp lực” với có thể xây dựng được hệ thống sản xuất như mong muốn. Nếu làm được điều này, doanh nghiệp sẽ hạn chế được những lãng phí không cần thiết, sử dụng hiệu quả nguồn lực của chính mình, như vậy mới có thể nâng cao được lợi nhuận.

2. Sơ đồ tổng thể của hệ thống sản xuất 100% sản phẩm đạt yêu cầu

Để xây dựng được hệ thống sản xuất 100% sản phẩm đạt yêu cầu thì cần thiết tuân thủ 3 yếu tố sau:

– Xây dựng các công đoạn không sản xuất sản phẩm kém chất lượng.
– Xây dựng các công đoạn không để sản phẩm kém chất lượng đi qua công đoạn của chính mình.
– Không để xuất hiện sản phẩm lỗi tại công đoạn thiết kế.


Để có thể không sản xuất ra những sản phẩm kém chất lượng, thì cần thiết phải duy trì việc phát triển và cải thiện năng lực sản xuất (chính là năng lực tạo ra chất lượng trong mỗi công đoạn). Như thế doanh nghiệp mới có thể duy trì được chất lượng sản phẩm. Để làm được điều này doanh nghiệp nên thực hiện duy trì và nâng cao năng lực sản xuất dựa trên các yếu tố sau (5M&I):

– Machine: Thiết bị, khuôn, dụng cụ gá lắp
– Man: Ccon người
– Material: Vật liệu, chi tiết
– Methol: Phương pháp sản xuất
– Mesurement: Đo lường
– Information: Thông tin

Đối với vấn đề không để xảy ra sản phẩm lỗi trong thiết kế, cần thiết phải duy trì sự đơn giản hóa, tiêu chuẩn hóa trong thiết kế, trong cơ cấu hay giảm thiểu chủng loại, số lượng chi tiết sử dụng trong thiết kế sản phẩm.

3. Những lưu ý trong quá trình xây dựng hệ thống sản xuất 100% sản phẩm đạt yêu cầu

Để xây dựng hệ thống sản xuất 100% sản phẩm đạt yêu cầu doanh nghiệp nên chú ý tới những vấn đề sau:

– Giải quyết và ngăn chặn hoàn toàn những vấn đề liên quan đến sản phẩm không đạt yêu cầu, bất thường trong doanh nghiệp, phàn nàn từ phía khách hàng.
– Giải quyết triệt để căn bệnh mãn tính “sản xuất ra sản phẩm không đạt yêu cầu” từ những sai sót nhỏ nhất.
– Nâng cao năng lực kĩ thuật và quản lý triệt để từng cá thể.
– Sử dụng linh hoạt kĩ thuật quản lý cho hệ thống quản lý như IE (Industrial engineering), QC (Quality Control), VE (Value Engineering).
– Xây dựng bảng chất lượng, biểu đồ tổng thể của hệ thống QA (Quality assurance), bảng quản lý chất lượng tại các công đoạn sản xuất, nâng cao tiêu chuẩn hóa trong công việc.
– Luôn đặt giá trị cao nhất đối với thiết bị, khuôn, dụng cụ giá đặt, nguyên liệu, chi tiết, phương pháp, đo đạc, thông tin và sản phẩm.

(Còn tiếp)


Thực hiện: Bùi Linh
Theo bài giảng quản lý chất lượng của giáo sư Ken Nishina


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan