“Trăm người trăn trở hơn một người trăn trở”

Thứ 6 hàng tuần trong tháng 4, VietFuji sẽ giới thiệu tới các bạn những cách suy nghĩ được áp dụng trong hoạt động của Toyota. Bài hôm nay xin giới thiệu với các bạn về cách Toyota giáo dục nhân viên trong việc hợp tác giải quyết vấn đề.

“Trăm người trăn trở hơn một người trăn trở”

Câu trên đã trở thành câu cửa miệng của một anh chàng kỹ sư trưởng trong xưởng của Toyota. Nói tới kỹ sư trưởng, ta biết rằng họ là người có rất nhiều quyền hạn, họ cũng là người có nhiều kinh nghiệm và kiến thức phong phú vậy nên họ cũng là người tạo cảm hứng cho rất nhiều những ý tưởng tuyệt vời. Ấy vậy mà anh kỹ sư trưởng này vẫn luôn muốn được nghe ý kiến của rất nhiều nhân viên cấp dưới cũng như đồng nghiệp đồng cấp. Giải thích về điều này, anh kỹ sư trưởng có chia sẻ, trong hoạt động sản xuất việc quan trọng đó là cần tạo được sự tin tưởng giữa các thành viên, tạo được thói quen MỌI NGƯỜI CÙNG SUY NGHĨ VỀ VẤN ĐỀ CHUNG.

Đó là lý do mà người kỹ sư trưởng này đã lặp đi lặp lại điều này cả hàng trăm lần trước đồng nghiệp và nhân viên cấp dưới. Đi cùng với nó, người kỹ sư trưởng này cũng luôn biết lắng nghe những ý kiến từ cấp dưới, nếu có những ý kiến khả quan, anh sẵn sàng chấp nhận và cho đưa vào thực hiện trong hoạt động của công ty. Đối với những nhân viên không đưa ra ý kiến, khi tham gia thảo luận anh không ngại ngần và cho thấy được sự bạo loạn của mình “Cậu là Pro đúng không?”

Toyota có môi trường làm việc mà cấp trên thực sự muốn lắng nghe ý kiến nhân viên nên những buổi thảo luận trong công ty hết sức sôi nổi và có nhiều sáng kiến vô cùng tuyệt vời được đưa vào làm đề tài tranh luận. Những nhân viên được kết nối lại với nhau bằng sự tin tưởng, kết quả của sự tin tưởng đó là những giải pháp cho những vấn đề chung, nói theo cách khác đây là một mô hình lý tưởng trong công việc.

Quản lý chất lượng (QC) trước đây được du nhập từ Mỹ vào Nhật, liên quan tới hoạt động QC có câu chuyện sau được lưu truyền cho tới tận bây giờ. Ngày ấy, khi bắt tay vào hoạt động QC, Nhật tạo những group nhân viên dưới xưởng để mọi người cùng tập hợp trí tuệ và đưa ra những phương sách để giải quyết vấn đề. Quan sát cách làm của những người dưới xưởng, những người trong mắt cậu hầu như có tầm học thức thấp hơn, cậu thấy bất mãn, cuối cùng không chịu được cậu đưa ra ý kiến:

“Thật là điên rồ, tôi không thể hiểu nổi tại sao lại làm những việc điên rồ như thế? Tập trung 5, 10 người không có kiến thức ngồi lại với nhau, nói chuyện với nhau chắc chắn sẽ không thể nào cho ra được những phương sách hay được, thật là lãng phí thời gian. Thay vào đó, tại sao không tập trung một đội ngũ những người có tầm chiến lược, những người có suy nghĩ sáng tạo đưa ra phương hướng giải quyết vấn đề rồi cứ vậy âm thầm thực hiện, như thế có phải hiệu quả hơn không?”

Nghe tới đây, tổ trưởng phòng quản lý chất lượng bình tĩnh và hỏi lại anh nhân viên này.

“Vậy những ý tưởng tuyệt vời cậu nghĩ ra có được người dưới xưởng thực hiện hay không?”

Anh nhân viên yên lặng, tổ trưởng nói thêm:

“Cho dù ý kiến có tuyệt vời đến mấy nhưng nếu không được thực hiện thì ý tưởng đó cũng không có ý nghĩa gì cả. Có thể cậu nghĩ đó là ý tưởng hay, nhưng không hẳn ý tưởng nào cũng có thể thực hiện được. Thực tế chính những ý tưởng được đưa ra dựa trên những kinh nghiệm và trí tuệ tại công xưởng mới thực sự có ích, và chính những ý tưởng đó mới là ý tưởng thực sự có khả năng thực hiện”

Để đưa ra được trí tuệ lớn, hãy tập trung những trí tuệ nhỏ

Trong phương thức sản xuất Toyota, một người bước 100 bước không bằng 100 người cùng bước từng bước một. Trước đây, hoạt động kaizen (cải thiện) của Toyota được thực hiện theo cách thức một người suy nghĩ, nhưng sau đó chuyển theo hướng tạo nhóm, mọi người cùng đưa ra ý kiến và cùng nhau bắt tay vào hoạt động kaizen. Từ đó, hoạt động kaizen đi vào ổn định và những phương án kaizen trong công ty không ngừng được đưa ra và thực hiện dưới nhiều góc độ khác nhau.

Từng người, từng người suy nghĩ có thể chỉ đưa ra những ý kiến nhỏ, nhưng nếu tập trung tất cả lại, sẽ thu được phương án lớn và có khả năng thực hiện. Hơn tất cả, thông qua việc mọi người cùng đưa ra trí tuệ, Toyota đã đào tạo được những con người có khả năng suy nghĩ, đó là bước đệm cho những phương án kaizen tuyệt vời hơn sau này của một tổ chức lớn.

Trên thế giới, cũng không ít những thiên tài với những ý tưởng và sáng kiến mang tính đột phá vượt ra khỏi những suy nghĩ thông thường và mang lại những thành quả cho xã hội. Nhưng không cần dựa vào những tài năng đó, con người vẫn có thể đưa ra được những thành quả to lớn, đó là tập hợp những ý tưởng nhỏ để xây dựng thành ý tưởng lớn.

Toyota đã trở thành số một như thế này.

Tin vào ý kiến và năng lực bản thân hoàn toàn không phải là việc không tốt. Nhưng trong sự tự tin tiềm ẩn những nguy cơ của sự tự mãn, QUÁ tự tin. Tin vào bản thân, tin vào ý kiến mình lấy nó làm nền tảng để khai quật được trí tuệ và học tập từ ý kiến của người khác, giúp tập trung được sức mạnh số đông đồng thời tránh được những lỗ hổng của sự QUÁ tự tin.


Theo “Thói quen tuyệt vời và nghệ thuật làm việc của Toyota”

Biên dịch và biên tập: Nguyễn Sinh Côn

 

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

1 thought on ““Trăm người trăn trở hơn một người trăn trở””

  1. […] cả những nhân viên bán thời gian hay các doanh nghiệp liên quan cũng cần phải “đồng tâm hiệp lực” với có thể xây dựng được hệ thống sản xuất như mong muốn. Nếu làm […]

Comments are closed.