Honda-không nên chỉ dựa vào kĩ thuật của chính mình (phần 2)

Phần đầu của kí sự tuần trước, Ông Kobayashi Saburo đã chỉ ra rằng, nên tham khảo từ những sản phẩm đang được yêu thích trên thị trường. Vậy chúng ta sẽ làm như thế nào để có thể học hỏi từ những sản phẩm như thế?

Bạn đã từng đập tay vào bàn khi phát biểu ý kiến của mình?

Vậy thì, nên học cái gì? Ví dụ, lí do để mỳ Maruchan (1 loại mỳ gói) được yêu thích là làm cho khách hàng có cảm giác đang ăn mỳ tươi và có hương vị của Nhật. Để làm được như vậy, người ta đã tìm ra kĩ thuật mới để làm mỳ mà không phải rán qua dầu. Với kĩ thuật này, mỳ sẽ có hương vị đậm đà. Tuy nhiên, dẫu có hiểu điều này thì liệu nó có giúp ích gì cho công việc của bạn?

Trong trường hợp học hỏi từ những sản phẩm được yêu thích, phần đông đều chú ý tới sản phẩm và kĩ thuật tạo ra nó. Tuy nhiên, 2 yếu tố này mang tính phổ biến thấp nên có nắm bắt được nó cũng không mang lại nhiều lợi ích cho công việc của bạn. Việc nên học hỏi không phải là về sản phẩm hay kĩ thuật mà nên tìm hiểu những yếu tố ẩn phía sau như: cách tiến hành công việc, đặc trưng của tổ chức hay văn hóa của doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng nên để ý đến nguồn gốc xuất sứ của chính doanh nghiệp đó.

Những câu nói sau đây chắc bạn đã từng nghe tới: “ Xem trọng khách hàng” , “ Đừng vội từ bỏ mà hãy thử sức mình” , “ Cho qua những thất bại” , “Nâng cao tinh thần làm việc”, “Cùng hợp tác giữa các bộ phận”, “ Không phải là giá trị, hãy chú trọng vào cách truyền đạt”, “ Linh hoạt trong quyết định sản phẩm hóa”. Ngược lại, để nhìn tận gốc vấn đề trong chính những câu nói đương nhiên này, bạn cần phải có tầm hiểu biết. Ví dụ, khi 1 người giơ tay lên và nói “Tôi muốn làm 1 sản phẩm như thế này”, thì ngay lập tức những người có kĩ thuật và bí quyết sản xuất sẽ tập trung lại. Kết quả , 1 sản phẩm sẽ được hình thành. Trong ví dụ này, “tại sao mọi người lại nhanh chóng tập trung lại?” sẽ là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Tại Honda (nơi tác giả bài viết này đã từng làm việc như 1 kĩ thuật viên) có một văn hóa đặc biệt. Khi không vừa lòng sẽ đập bàn. Ví dụ, trong cuộc họp để quyết định có hay không thực hiện 1 dự án, khi bị cấp trên phủ quyết thì người chịu trách nhiệm dự án đó thường “đập bàn ầm ầm” và vừa thuyết trình “Tại sao cần thiết phải triển khai dự án”. Kết quả, có những dự án vẫn được thực hiện. Việc đập bàn thể hiện quyết tâm, không phải là lí do để lấn át cấp trên. Tuy nhiên, quyết tâm đó khiến cấp trên phải giả bộ im lặng. Tại Honda, khi những nhân viên trẻ và người quản lí nói 3 lần về 1 vấn đề giống nhau với ánh mắt đầy quyết tâm thì cấp trên thường im lặng.

group-discussion-image1
Việc đập bàn thể hiện quyết tâm, không phải là lí do để lấn át cấp trên (Nguồn: langevin.com)

 

Tác giả cũng đã từng thử hỏi những người quản lí của nhiều doanh nghiệp nghĩ sao về việc “đập ầm ầm vào bàn”. Hầu như mọi người đều trả lời rằng:”Giáng chức. Vì vậy, hầu như không ai giám đập bàn cả”. Tuy nhiên, ở Honda, khi cần đập bàn mà không đập sẽ bị mắng ngược lại “không có ý thức làm việc”. Chính vì có những tổ chức hay không khí làm việc như thế này sẽ thể hiện bản chất của doanh nghiệp.

Giá trị của ASIMO là gì?

Đối với 1 sản phẩm đang thịnh hành, còn 1 điều nữa nên học hỏi. Đó là nhìn tận gốc giá trị của sản phẩm. Chúng ta không thể biết rằng những sản phẩm chưa có ở thời điểm hiện tại hay những sản phẩm mang tính sáng tạo cao có phù hợp với nhu cầu thị trường không? Bởi vậy, những sản phẩm mà chúng ta tin rằng sẽ mang đến cơn sốt cho người tiêu dùng thì đôi khi lại không bán được. Nó khác hoàn toàn với những gì chúng ta đã tưởng tượng. Để nắm bắt được nhu cầu, chúng ta thường tiến hành điều tra thị trường, nhưng không thể chắc chắn rằng kết quả nhận được sẽ chính xác. Đây chính là vấn đề chung của nhiều sản phẩm và dịch vụ.

Ví dụ, robot đi bộ 2 chân ASIMO được Honda giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 11 năm 2000. ASIMO được phát triển với mục đích sẽ giúp ích cho con người và có thể sử dụng được trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên đến thời điểm này mục đích đó mới đi được nửa chặng đường thì ASIMO lại đang đạt được thành quả lớn tại những lĩnh vực hoàn toàn khác.

asimo-set
ASIMO mang lại nhiều thành công cho Honda
( Nguồn internet )

Trong một buổi giới thiệu của Honda tại trụ sở chính, về những biểu hiện phản ứng của ASIMO, phần lớn các vị khách mời đều rất hứng thú với màn trình diễn trong khoảng 20 phút. Khi đó, rất nhiều khách mời là nam giới đã hỏi những câu hỏi chuyên sâu về kĩ thuật như: “Những khó khăn trong quá trình phát triển là gì” “làm sao để robot có thể bước đi trơn tru”, “Cần bao nhiêu tiền để nghiên cứu phát triển?.

Ngược lại,  những khách mời nữ lại có những phản ứng hoàn toàn khác, những cảm xúc tự nhiên “Trông thật dễ thương”. Kết thúc buổi chiêu đãi, những vị khách nay đều rất vui khi được tặng 1 mô hình nhỏ hoặc móc điện thoại mang hình ASIMO . Thậm chí còn có những người đề nghị được nhận thêm.

Kết quả ngoài dự đoán nhận được chính là sự đánh giá cao từ nữ giới. Kết quả này không có liên quan nhiều đến mảng kinh doanh xe hơi nhưng nó nằm ngoài sự tưởng tượng của nhóm phát triển.

Ví dụ về ASIMO cho thấy rất khó để có thể nhìn tận gốc giá trị của sản phẩm. Mặc dù vậy vẫn có phương pháp nâng cao mức độ cảm giác về giá trị. Đó là việc luôn tự hỏi “Why”. Chính vì thế tại Honda người ta vẫn đang tiến hành tìm kiếm những giá trị mới của sản phẩm thông qua những thay đổi về giá trị quan hay trong quá trình lưu thông sản phẩm.

thisviewoflife-mmw-robot-mind-0112-405x355
Luôn tự đặt câu hỏi “Tại sao- why” (Nguồn: thisviewoflife)

Ông Honda vẫn thường nói: “Vẫn có những người đi hỏi khách hàng sao? Không được hỏi mà phải nhìn thật kĩ”. Một kĩ thuật viên quan sát khách hàng, tìm kiếm nhu cầu và đưa ra 1 đề án “ Ông thích chiếc xe này chứ?” . Thế nhưng lại nhận được phản ứng gay gắt từ khách hàng “Chiếc xe tôi muốn không phải như thế này, hãy làm cái khác”.

Doanh nghiệp sản sinh ra sản phẩm được ưu thích chắc chắn có mức độ cảm giác về giá trị cao. Vì vậy, việc hiểu cách nâng cao mức độ cảm giác đóng vai trò rất lớn trong quá trình phát triển những sản phẩm được ưa thích.

(Hết)


Người Dịch: Bùi Linh
Theo Nikkei Monozukuri số 1/2014


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan