So sánh một số máy in 3D ra mắt vào năm 2013

Ngành công nghiệp in 3D đang phát triển rất mạnh kể cả trong giới chuyên nghiệp và thị trường chế tạo. Với ngày càng nhiều máy in 3D có giá dưới 4000USD được ra mắt, liệu có phải đã đến lúc bạn sắm riêng cho mình một chiếc không nhỉ? Mặc dù người dùng cuối của thị trường này vẫn còn non trẻ, nhưng ngành kinh doanh này đang thực sự bùng nổ. Công nghệ đột phá này ắt hẳn sẽ hấp dẫn một trong số các bạn trong một ngày không xa. Đó chính là lý do mà chúng tôi đã nhặt một vài máy in 3D để bàn và xếp chúng vào trong một bảng so sánh ngang hàng trong bài viết dưới đây.

Đội hình

Với quá nhiều các thiết kế nguồn mở và các máy in 3D sẵn có đến từ cả các tập đoàn lớn và các cơ sở mới chập chững khởi nghiệp (trên Kickstarter chả hạn), việc thống kế một danh sách hoàn chỉnh là một điều hoàn toàn không thể. Vậy nên, dưới đây chúng tôi đã chọn 5 gương mặt trong số các sản phẩm nổi bật trên thị trường hiện nay:

+ MakerBot Replicator 2X
+ LulzBot TAZ 3.0
+ Afinia H-Series
+ 3D System Cube X
+ UP! Mini

Bạn hãy chú ý là danh sách này không có nghĩa các sản phẩm trên là tốt nhất, chúng chỉ là một trong số rất nhiều các sản phẩm máy in 3D nổi bật trên thị trường mà thôi. Ngoài ra, nhiều máy in 3D, bao gồm một số trong danh sách trên, có các thành phần được thiết kế dạng module hoặc nguồn mở. Do đó các đặc tính kỹ thuật của chúng hoàn toàn có thể được tùy chỉnh hoặc thay đổi để phù hợp với sở thích người dùng (tất nhiên là nếu bạn có khả năng).

Về khoảng in
3d-printer-comparison-17
Nguồn: Gizmag

Các máy in 3D để bàn thường bị giới hạn về khoảng in bởi lý do đơn giản là chúng cần phải có kích thước đủ vừa với ..cái bàn của bạn (vậy nên chúng mới có tên là “máy in 3D để bàn”). Trong danh sách trên thì LulzBot TAZ đã từng tuyên bố là máy in có khoảng in lớn nhất trong các sản phẩm có giá dưới 5000USD. Và như bạn đã thấy ở hình bên trên, điều đó không ngoa tí nào, ít nhất là cho đến phiên bản 3.0.

Khối lượng in
3d-printer-comparison-16
Nguồn: Gizmag

Tương tự như khoảng in, khối lượng in của máy in 3D cũng bị giới hạn trong không gian của chiếc bàn làm việc. Mặc dù LulzBot -sản phẩm đã được review bởi Gizmag vào tháng 10/2013 và Cube X- sản phẩm cao cấp của 3D Systems, có thể tự hào về khối lượng in lớn (như hình), nhưng người tiêu dùng nên cân nhắc về không gian của bàn làm việc trước khi kết luận rằng “to là tốt”.

Tốc độ in
3d-printer-comparison-13
Nguồn: Gizmag

Máy in MakerBot và LulzBot hoàn toàn có thể tự hào về khoảng tốc độ (hội tụ) vượt trội so với các đối thủ khác, trong khi máy in UP! Mini có tốc độ in chậm nhất. Có vẻ như là về mặt tốc độ thì câu nói “tiền nào của nấy” là rất chính xác.

Bề mặt in
3d-printer-comparison-14
Nguồn: Gizmag

Trong khi nền tảng in nhiệt hiện dần thành chuẩn chung của ngành công nghiệp, do phần lớn các máy in 3D đều sử dụng vật liệu ABS (Acrylonitrile Butadiene Styrene– xem thêm chú thích*), thì việc sử dụng các bề mặt in khác nhau sẽ tạo nên sự khác biệt. Bề mặt làm việc của máy in Afinia và UP! Mini thực ra chính là một bảng mạch hàn điện tử (electronics breadboard). Các lỗ nhỏ trên bề mặt sẽ giúp cho vật liệu in bám hơn khi in. Các nền tảng khác thì thường là biến thể của loại tấm phẳng nhẵn truyền thống, có nguồn gốc từ những chiếc máy in 3D đầu tiên. Khi làm việc với các bề mặt này (thường là kính), các nền tảng thường cần có sự trợ giúp từ vật liệu PET (Polyethylene Terephthalte) hoặc lớp bùn ABS để giữ cho sản phẩm in được bám dính.

Kích thước dây (vật liệu in)
3d-printer-comparison-9
Nguồn: Gizmag

Kích thước dây (filament) sẽ ảnh hưởng đến độ phân giải và cả độ mịn của sản phẩm in. Kích thước dây in tiêu chuẩn thường là 3mm hoặc 1.75mm. Các máy in 3D thường có thể sử dụng nhiều kích thước dây khác nhau nên bạn không cần thiết phải lựa chọn theo tên làm gì (coi chừng tốn tiền vào mua thương hiệu đấy).

Dung sai
3d-printer-comparison-15
Nguồn: Gizmag

Dung sai in sẽ quyết định xem sản phẩm in của bạn sát thế nào so với mô hình gốc trên máy tính. Thông số này đặc biệt quan trọng nếu bạn muốn tạo ra một kết cấu phức tạp hay các thành phần chuyển động.

Độ dày lớp in
3d-printer-comparison-11
Nguồn: Gizmag

Máy in Cube X, Replicator 2X, và TAZ là các sản phẩm có độ dày lớp in tốt nhất, đồng nghĩa với việc sản phẩm in từ các thiết bị này có độ phân giải cao nhất. Nếu bạn cần một bộ phận sạch, mịn thì độ dày lớp in càng mỏng sẽ càng tốt. Tất nhiên điều đó sẽ đồng nghĩa với việc thời gian in sẽ lâu hơn bình thường.

Chi phí
3d-printer-comparison-12
Nguồn: Gizmag

Có thể nói đây là một thông số vô cùng quan trọng. Giá máy in 3D đã giảm rất mạnh trong năm ngoái, và chắc chắn sẽ còn rẻ hơn rất nhiều khi mà công nghệ ngày càng tiến bộ. Thế nhưng, máy in 3D không phải là một sản phẩm tuyệt đối hoàn thiện, và bạn sẽ chỉ có những gì tương ứng với số tiền bạn bỏ ra mà thôi (xem hình).

Trên website của MakerBot có viết “Cần thiết phải có sự kiên nhẫn, tìm tòi và ..ưa thích mạo hiểm”. Nói chung thì để học và sử dụng công nghệ in 3D thì bắt đầu thường rất khó khăn và cần nhiều thời gian, nỗ lực (tương tự thuật ngữ “đường cong học tập”- xem thêm chú thích ** ) , nên việc chọn lựa một máy in đúng đắn có thể là một cuộc phiêu lưu hên xui và tẻ nhạt ( có thể là vương một chút hối hận nữa).

Mới đầu, máy in 3D có thể khó khăn và nhiều thách thức, nhưng một khi bạn đã dám chi ra 1000$ hoặc hơn thế để rước về, thì sự thất vọng sẽ sớm dễ biến thành động lực. Mặc dù những máy in bên trên chỉ là một trong số rất nhiều các sản phẩm nổi bật, nhưng chúng vẫn có những điểm khác nhau thấy rõ về năng lực. Khi mà cuộc cách mạng công nghiệp kế tiếp đang đến gần, tại sao ta lại không thử nhỉ ?.


*Chú thích:

ABS là loại vật liệu polymer tổng hợp nhiệt dẻo có các tính chất tương đối cân bằng nhau, hiện được ứng dụng trong rất nhiều các ngành công nghiệp và sản phẩm dành cho hộ gia đình thay thế cho các vật liệu nhựa truyền thống. Đây là loại vật liệu bền có tính đàn hồi cao, độ bền va chạm, độ bền hóa học cao, và đặc biệt là không độc, không mùi hôi. Như chính cái tên của mình, ABS là vật liệu kết hợp từ :

Acrylonitrile: tạo độ bền hóa học độ cứng..
Butadiene: tạo độ bền va chạm, chống mài mòn..
Styrene: tạo độ bóng, tính gia công và độ cứng..

Xem thêm tại: xahax.com

**Chú thích:

07learningcurve

 “Đường cong học tập”- learning curve là một đồ thị có dạng như hình trên đây. Trong đó trục hoành là số lần thử nghiệm- thời gian học tập, còn trục tung thể hiện khả năng, năng lực . Qua đó ta thấy, trong giai đoạn khởi đầu thường năng lực tăng rất chậm dù số lần thực hiện, số nỗ lực bỏ ra khá nhiều. Nhưng đến một khoảng nào đó khi nỗ lực đã đủ thì năng lực sẽ được “gia tốc” lên rất nhanh. Tuy nhiên không phải lúc nào năng lực cũng đi đôi cùng sự nỗ lực mà tại một mức nào đó sẽ bão hòa- đồng nghĩa với việc dù bạn có cố gắng hơn thì năng lực cũng ko thay đổi được mấy nữa, và đó là lúc nên tìm một hướng thay đổi khác.


Người dịch: Trungmaster, theo Gizmag


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan