Honda – Không nên chỉ dựa vào kĩ thuật của chính mình (phần 1)

Ông Kobayashi Saburo người đã đóng góp rất lớn vào dự án phát triển túi khí cho xe hơi ở Honda. Chính ông là người đã biến túi khí trở thành sản phẩm thiết yếu trong mỗi chiếc xe Honda. Bài kí sự này sẽ thuật lại những chia sẻ của ông Kobayashi về cách nhìn nhận bản chất của một sản phẩm đang thịnh hành.

airbag
Nguồn Internet

Trong doanh nghiệp, việc học từ những sản phẩm đang được công chúng chào đón trên thị trường trong các lĩnh vực khác để đưa ra các sản phẩm mới hay dịch vụ mới là rất quan trọng. Nhưng đây không phải là điều dễ dàng, bởi không đơn giản để chúng ta có thể học được cách nhìn và cách suy nghĩ về sản phẩm. Vì vậy chúng ta sẽ xuất phát từ việc “ thử nhìn một vật” hay “tự mình làm thử”. Ông Honda (Người sáng lập ra hãng xe Honda) đã rất giận dữ khi thấy 2 quan điểm này bị xem nhẹ. “Nhìn cũng không, làm thử cũng không thì có thể hiểu được gì?”- Ông đã từng quát mắng như thế.

Mỳ ăn liền không liên quan đến công việc của bạn phải không? Nhưng việc đã từng ăn thử nó hay chưa sẽ trở thành vấn đề. Và điểm mấu chốt ở đây là đối với những sản phẩm đang được ưu chuộng, ngay lập tức bạn nên quan sát hay sử dụng thử. Tính hiếu kì chính là bước đầu tiên để tìm được bản chất của những sản phẩm như thế.

Không ít người sẽ cho rằng “chúng ta sẽ không đù thời gian để dùng thử những sản phẩm này”. Nhưng mọi người đều bận rộn như nhau. Nếu không cố gắng sắp xếp thì chúng ta sẽ không đủ thời gian để trải nghiệm thử. Tạm thời, các bạn hãy tự tích lũy những trải nghiệm này lại, việc tạo ra sản phẩm hay để sau.

Tách ra khỏi những kĩ thuật đã thành thạo

Khi cố gắng tạo ra những sản phẩm mới, bạn nên bỏ qua những phán đoán dựa vào tri thức chúng ta đang có trong lĩnh vực đang hoạt động, để mở rộng ý tưởng. Tuy nhiên, không dễ để làm được việc này, đặc biệt đối với những người làm kĩ thuật. Dù thế đi nữa họ cũng sẽ suy nghĩ dựa trên những hiểu biết trong lĩnh vực làm việc của chính mình. “Điểm mạnh trong kĩ thuật mình có là gì? Ngược lại, điểm yếu là gi?” hay “ để phát huy điểm mạnh thì nên làm gì?” là những câu hỏi thường gặp.

Cách tiếp cận này có thể nói do kinh nghiệm. Những người giàu kinh nghiệm sẽ đưa ra các buổi thảo luận. Còn những người trẻ tuổi dẫu có đưa ra những đề án mới cũng sẽ bị nói “ ý tưởng này không khả thi, ngày trước cũng đã từng làm rồi” và ngay lập tức bị loại bỏ. Kết quả là phương án cải thiện một sản phẩm cũ sẽ được lựa chọn và không biết đến bao giờ một sản phẩm mới sẽ được ra đời.

Một sản phẩm mới được hiểu sản phẩm mang những giá trị mới. Và nó mới đối với khách hàng là điểm cần lưu ý. Nó không liên quan đến lĩnh vực chúng ta đang hoạt động hay những tri thức chúng ta đang có. Bởi vậy, hãy tách rời lĩnh vực và kĩ thuật chúng ta đang đứng để suy nghĩ triệt để đứng trên quan điểm của khách hàng. Nếu nhìn ra được những giá trị mới, lúc này hãy nên dùng tri thức của bản thân để suy nghĩ xem chúng ta sẽ làm được gì.

Không có 1 phương pháp nào rõ ràng để làm ra những sản phẩm được người tiêu dùng ưu chuộng. Cuối cùng, nó sẽ trở thành vấn đề xác suất. Vậy nên, không nên nhìn mọi việc qua “lăng kính nhỏ bé” được tạo bởi những tri thức và công việc của chính mình, việc nhìn xuyên suốt trong lĩnh vực rộng sẽ mang lại xác suất cao hơn. Thêm 1 điều nữa, vì là xác suất nên hãy chú ý đến những con số.

Tại Honda, những tấm thẻ ghi ý tưởng có thể trở thành sản phẩm được dán đầy tràn 1 bức tường rộng trong phòng hội nghị. Từng cái một sẽ được ghi lại kèm với những hình ảnh tưởng tượng về sản phẩm và chức năng của chúng. Trong 100 cái thẻ như thế này sẽ có khoảng 10 cái được đưa ra thành những dự án, và cuối cùng sẽ chọn được 1 đến 2 ý tưởng. Đây chính là cách tiếp cận vấn đề tại Honda. Khi muốn suy nghĩ về những cái kế tiếp, thì những sản phẩm đang thịnh hành ở những lĩnh vực khác sẽ trở thành cở sở để chúng ta có thể tham khảo.

(Còn tiếp)


Người Dịch: Bùi Linh
Theo Nikkei Monozukuri số 1/2014


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

1 thought on “Honda – Không nên chỉ dựa vào kĩ thuật của chính mình (phần 1)”

  1. […] đầu của kí sự tuần trước, Ông Kobayashi Saburo đã chỉ ra rằng, nên tham khảo từ những sản phẩm đang […]

Comments are closed.