7 biểu hiện nổi bật của những người thành công

Richard Branson, Bill Gate, và Warren Buffet lại thành công đến vậy? Có lẽ bởi họ đã sống tuân theo 7 nguyên tắc chiến lược để giàu có sau.

Cuốn sách mới của tôi, “Business Brilliant”, được viết dựa theo các nghiên cứu khảo sát tìm ra 7 nguyên tắc quan trọng trong công việc các nhà kinh doanh thành công luôn thực hiện mà người thường lại bỏ qua.Sau đây là những câu chuyện của 7 người thành công và giàu có nhất trên thế giới để minh hoạ cho các nguyên tắc ấy.

1. Guy Laliberte: Hãy làm thứ bạn yêu thích, nhưng hãy đi theo đồng tiền

Guy Laliberte chỉ là một anh hề trong rạp xiếc ở Quebec với trình độ tốt nghiệp phổ thông khi ông ta dẫn đầu một nhóm bắt đầu sáng lập Cirque de Soleil. Mặc dù có trợ cấp chính phủ, các nhà tài trợ hà phóng và Laline đã làm việc vô cùng vất vả nhưng rạp xiếc vẫn phải chật vật hàng năm trời để phát triển nên phong cách riêng biệt. Cú đánh quyết định của Laliberte chính là việc chuyển trạng thái của Cirque từ phi-lợi-nhuận thành vì-lợi-nhuận(ông ta trở thành chủ cổ đông với 1/3 số cổ phần). Ngày hôm nay, ông ta đã nắm trong tay 1.8 tỷ đô la.

※Bài học rút ra: ngay cả một anh hề cũng có thể có một bước đi thông minh trong sự nghiệp, miễn bạn là người chủ.

2. Suze Orman: Tiết kiệm ít đi, kiếm tiền nhiều hơn

Suze Orman đã kiếm một đống tiền nhờ vào việc bảo người khác tích luỹ thông qua chi tiêu có kế hoạch mặc dù cô không hề có bất cứ kinh nghiệm nào trong vấn đề này. Khi Suze ở tuổi 30, cô ta sống khá xa hoa nhưng lại ngập trong nợ nần. Nhưng cô ấy không tiết kiệm lại những khoản xa hoa mà tìm cách để vượt qua. Cô ấy đã làm điều mình yêu thích, đuổi theo các cơ hội tài chính và hiện nay cô đã có thể tiêu 300.000 đô la một năm để du lịch vòng quanh thế giới trên chiếc máy bay riêng.

※Bài học rút ra: Bạn nên dành thời gian để nắm bắt cơ hội hơn là tằn tiện từng đồng.

3. Bill Gates: Hãy bắt chước, đừng sáng tạo

Bill Gates đã tạo dựng nên khối tài sản lớn nhất trên thế giới—67 tỷ đô la, theo thời báo Forbe—bằng cách nắm giữ bản quyền cho phần mềm hệ điều hành cho IBM. Trên thực tế, phần mềm đó hoàn toàn được phát triển từ các đoạn code của người khác. Công ty Microsoft của Gates lúc ấy hoàn toàn thiếu khả năng sáng tạo để tự viết toàn bộ phần mềm đó, nên ông đã mua các đoạn code từ các công ty phần mềm khác với giá 25,000 đô la. Khi Gates đưa phần mềm đó cho IBM, tuy đúng hạn nhưng nhiều lỗi đến mức các kỹ sư IBM phải viết lại cho hoàn chỉnh. 30 năm sau, không còn ai quan tâm đến điều đó.

※Bài học rút ra: Sáng tạo chưa chắc đã quan trọng bằng sự bắt chước hoàn chỉnh được thực hiện đúng thời điểm.

4. Warren Bufett: Biết cách thực hiện (know-how) là tốt, nhưng biết người thực hiện (know-who) còn tốt hơn

Warren Buffet tìm ra triết lý đầu tư của ông khi ông còn rất trẻ nhưng mọi tri thức về cách-thực-hiện bởi vì ông không có đủ tư bản để thực hiện các chiến lược kinh doanh. Buffet không giàu lên nổi cho đến khi ông vượt qua sự xấu hổ của bản thân và tuyển thành viên làm người cộng tác đầu tư với ông và dẫn dắt những người đó đầu tư cổ phiếu.

※Bài học rút ra: không có ai làm giàu một mình.

5. Adam Mckay: Hợp đồng cùng thắng (win-win) là cách chắc chắn nhất để thua cuộc

Adam Mckay là một trong những đạo diễn, nhà sản xuất thành công nhất tại Hollywood. Ông hợp tác với Will Ferrell trong Talledega Nights, Step Brothers, The Other Guys, và Anchorman. Nhưng sự nghiệp làm phim của ông sẽ không bao giờ tới nếu ông không đàm phán được một hợp đồng tuyệt vời để sản xuất phim ngắn trong lúc ông làm trong đội ngũ viết kịch bản của Saturday Night Live. Bí quyết để có được hợp đồng? Ông không cố chơi trò đàm phán cái gọi là hợp đồng mà cả hai bên cùng thắng. Thay vào đó, ông bảo với Lorne Michaels rằng điều kiện để ông ở lại với show này chính là ông phải có được đội ngũ làm phim riêng của mình. Và Michael đã đáp ứng một cách thoải mái.

6. Richard Branson: Hãy truyền bá công việc, truyền bá cả sự giàu có

Ngài Richard Branson mắc phải chứng rối loại đọc hiểu, nhưng ông lại xem đây là lợi thế lớn nhất của bản thân. Branson điều hành tập đoàn Virgin như một nhà tài trợ vốn mạo hiểm đặt cược vào các nhà khởi nghiệp có ý tưởng sáng tạo phù hợp với chiến lược của thương hiệu Virgin. Ông không bao giờ muốn cắt giảm bất cứ công ty nào trong hàng tá công ty Virgin, đơn giản vì ông không thể. Ông từng nói:”Nếu tôi có thể đọc một hàng chữ cho ra hồn thì tôi đã không thể làm bất cứ thứ gì trên đời”.

※Bài học rút ra: Hãy làm việc theo thế mạnh của bạn và giúp những người khác trong thế mạnh của họ.

7. Steve Jobs: Không có gì thành công hơn là một thất bại

Steve Jobs có một viễn tưởng, vào năm 1980, về một chiếc máy tính chiếu ảnh 3D sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong quốc phòng, dầu mỏ và công nghiệp dược phẩm. Ông đã sai lầm về điều đó và tốn hàng triệu đô la trước khi đóng cửa công ty Pixar Imaging Computer vào năm 1991. Vào lúc đó, bộ phận duy nhất trong Pixar kiếm được lời là một nhóm nhỏ bé sử dụng phần mềm của Pixar để tạo nên quảng cáo TV dựa trên máy tính—nhóm này sau này đã hình thành nên studio phim Pixar nổi tiếng với phim Toy Story. Khi Jobs qua đời vào năm 2011, hơn 70% khối tài sản 8.3 tỷ đô la của ông đến từ cổ phần của ông tại Pixar Studios, trong ngành công nghiệp mà ông không hề có ý định tham dự vào.


Người dịch: Trịnh Trần Khánh Duy
Theo Inc.


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan