Nếu bạn muốn khuyến khích ai đó, trước hết hãy im lặng (phần 1/2)

Việc có một đối tác cạnh tranh sẽ giúp bạn có thêm động lực để nâng cao thành tích, nhưng liệu đối tác có cần phải liên tục phải khuyến khích động viên bạn hay chỉ cần yên lặng là đủ?. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về hiệu quả của đối tác và sự khuyến khích. Qua bài phân tích của Bradon Irwin, hi vọng độc giả có thể tìm thấy một gợi ý nào đó cho hoạt động đào tạo hay gần gũi hơn là tạo động lực cho chính bản thân.

Kết quả nghiên cứu của Bradon Irwin đã cho thấy những lời khuyến khích không tạo cảm hứng cho mọi người tập luyện tốt hơn.

Bradon Irwin đã yêu cầu hai nhóm người trong phòng thí nhiệm thực hiện hai bài tập bụng, chống đẩy.

– Nhóm thứ nhất thực hiện hai bài tập một mình.

– Nhóm thứ hai thực hiện bài tập đầu tiên một mình, bài tập thứ hai được thực hiện với một đối tác ảo là những chuyên gia chống đẩy được chiếu lên một màn hình.

Một nửa trong số các đối tác giữ im lặng, nửa còn lại nói những câu như: “Cố lên, bạn có thể làm nó” hay “bạn làm được rồi”. Những người có đối tác đều tập được lâu hơn những người không có đối tác trong bài tập thứ hai. Nếu nhìn vào nhóm hai, những người với đối tác im lặng đã chống đẩy lâu hơn nhóm một 33%, trong khi những người được đối tác động viên, khuyến khích chỉ thể hiện lâu hơn 22%.

Tạp chí kinh doanh đại học Harvard: Bị thúc giục thực sự có làm giảm động lực của chúng ta không? Các huấn luyện viên ở mọi cấp bậc có nên dừng việc cổ vũ vận động viên của mình? (Giáo sư Irwin, mục “Bảo vệ nghiên cứu của bạn”)

Giáo sư Irwan: Chúng ta không mong chờ điều này, nhưng kết quả thực sự rất rõ ràng. Sự khuyến khích liên tục đã không có tác động mong đợi, nhằm tạo cảm hứng cho những người tập cố gắng hơn. Tuy nhiên, có một đối tác làm tốt hơn bạn dường như tạo ra sự khuyến khích đáng kinh ngạc, như kết quả ở trên nếu đối tác không cố gắng thúc giục, bạn có thể cải thiện 33% thành tích. Đây là một thành công đáng kể.

Mọi người đều muốn được đánh giá cao như những người khác nên nếu có một đối tác giỏi hơn bạn, đó chính là nguồn động lực để bạn phấn đấu. Tuy nhiên, nếu có điều gì đó làm suy giảm niềm tin của bạn rằng đối tác của bạn là người giỏi hơn, bạn sẽ cảm thấy không cần thiết phải cố gắng nhiều để đạt được sự so sánh ngang bằng ấy.

Tạp chí kinh doanh đại học Harvard: Tại sao khi khuyến khích lại cải thiện được ít hơn khi không khuyến khích? Liệu rằng mọi người có nghĩ đối tác của họ trở nên trịch thượng không?

Giáo sư Irwan: Điều mà chúng tôi đã quan sát được vào cuối cuộc nghiên cứu là những người có đối tác nói những lời khuyến khích thường cảm thấy ngang bằng trong khi tập, mặc dù nhiều bằng chứng cho thấy điều ngược lại. Nhận định của chúng tôi là những người này không nhận ra rằng những từ khuyến khích hướng trực tiếp đến mình mà nghĩ rằng đối tác đang khuyến khích chính họ. Điều đó làm họ nghĩ đối tác có khả năng kém hơn. Trong trường hợp của các huấn luyện viên, họ trực tiếp sử dụng tên để giao tiếp với đối tượng tập luyện. Và những người quản lý, nếu mà cảm thấy đang gặp khó khăn có thể nên giữ bí mật đối với đội của họ. Thành tích sẽ được cải thiện ít hơn nếu mọi người không phấn đấu để đạt đến năng lực thực sự của họ.

Tạp chí kinh doanh đại học Harvard: Vậy những huấn luyện viên có nên dừng việc khuyến khích nhiệt tình bằng lời nói hay không?

Giáo sư Irwan: Không cần thiết. Kết quả của chúng tôi không thực sự cho thấy rằng tất cả sự khuyến khích là xấu; nó chỉ có vẻ không tốt như là trường hợp giữ im lặng thôi. Cho tới khi chúng tôi có thể làm sáng tỏ được cơ chế dẫn đến sự ảnh hưởng này một cách rõ ràng hơn, lời khuyên của chúng tôi cho các huấn luyện viên là không nên chỉ sử dụng tên của đối tượng mà còn cần xác định rõ nhu cầu của họ.

Tạp chí kinh doanh đại học Harvard: Đối với những mục tiêu dài hạn và phức tạp, việc khuyến khích bằng lời nói có cần thiết hay không?

Giáo sư Irwan: Trên thực tế, chúng tôi đã tiếp tục nghiên cứu với những người làm bài tập với đi xe đạp qua năm chặng. Chúng tôi đã sử dụng một kế hoạch tương tự: Một nhóm có đối tác ảo, một nhóm không. Trong thí nghiệm này tất cả các đối tác đều im lặng, và lần này kết quả thu được rất đáng chú ý. Những người tập luyện với đối tác đã về đích nhanh gấp đôi so với những người không có đối tác.

Nghiên cứu cũng đã bổ sung thêm một nhân tố khác: Một nhóm được nói rằng họ đang ở trong một đội và đang đóng góp vào điểm sổ của cả đội qua năm chặng. Trường hợp này những người có đối tác đã về đích nhanh gấp đôi so với những người không có đối tác.

(Còn tiếp)

_________________________________________________________________________________

Theo Harvard Business Review

Dịch bởi Mai Sinh Thời và Nguyễn Thị Hồng

_________________________________________________________________________________

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

1 thought on “Nếu bạn muốn khuyến khích ai đó, trước hết hãy im lặng (phần 1/2)”

  1. […] Bài trước chúng ta đã tìm hiểu về hiệu quả của sự đối tác và sự khuyến khích với người tập luyện thể thao, bài hôm nay chúng ta tìm hiểu về mối quan hệ trong công việc. Một thành viên trong một tập thể khi suy nghĩ mình là một mắt xích yếu có thể giúp cả tập thể nâng cao thành tích hay không, chúng ta hãy cùng tạp chí kinh doanh Harvard tiếp tục phỏng vấn giáo sư Irwan […]

Comments are closed.