Hợp tác Việt Nhật trong chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam – Đánh giá của nhà nghiên cứu Nhật Bản

1. Bối cảnh chung
Trong 20 năm trở lại đây, Việt Nam đã có được những con số tăng trưởng cao nhờ những động lực chính là các cơ hội mậu dịch tự do và các nguồn đầu tư tư bản từ nước ngoài. Nhưng tính sản xuất và sức cạnh tranh của nền công nghiệp trong nước vẫn không hề được cải thiện đáng kể. Việt Nam chưa có những chế độ và chính sách giúp nuôi dưỡng phát triển nguồn nội lực quan trọng mang tính con người. Tình trạng thiếu nhân lực, giá cả tăng cao hơn so với sự tăng trưởng trong sản xuất, sự bó buộc bởi các điều luật tự do hóa trong các tổ chức AFTA, WTO, EPA/FTA ngày càng trầm trọng dẫn đến mối nguy cơ lớn của sự đình trệ trong công nghiệp hóa. Nếu không có chính sách chuẩn bị kịp thời tới năm 2018 khi các điều luật tự do hóa của AFTA phải được thực hiện đầy đủ, thì các công ty xí nghiệp trong nước và cả các công ty vốn nước ngoài sẽ phải đối mặt với một nguy cơ vô cùng lớn. Phía Nhật Bản cho rằng Việt Nam nên tập trung vào việc phát triển chỉ một số ngành có triển vọng, đồng thời cải cách một loạt các chính sách công nghiệp có tính thực thi thấp. Để làm được điều đó cần nghiêm túc học tập các phương pháp hoạch định và thực thi chiến lược công nghiệp hiệu quả.

Vấn đề của chính phủ Việt Nam là năng lực đưa ra chính sách kém, nhận thức của người làm chính sách còn yếu, việc học tập trau dồi kiến thức về chính sách không được thực hiện. Vấn đề này đưa đến những bất lợi trong việc hợp tác chấn hưng nền sản xuất một cách hiệu quả và đạt mục tiêu. Từ kinh nghiệm hợp tác nhiều năm, phía Nhật Bản yêu cầu một sự can thiệp tích cực của người chịu trách nhiệm cao nhất bên phía Việt Nam và sự liên kết mật thiết giữa các cá nhân liên quan của hai phía. Nhật Bản xác định sẽ không ngồi đợi phía Việt Nam hành động mà sẽ chủ động tích cực trong các hoạt động thuộc kế hoạch mà hai bên đã thống nhất đề ra.

2. Tình hình hợp tác các ngành công nghiệp trọng điểm
2.1 Điện tử
    Phía Nhật đưa ra kế hoạch hành động lấy 5 lĩnh vực làm trọng điểm : Các sản phẩm điện (máy giặt, tủ lạnh, điều hòa …) , TV, điện thoại, máy in, năng lượng tái sinh. Trong các lĩnh vực đó sẽ chú trọng đến các vấn đề : 1) công nghiệp phụ trợ, 2) đào tạo nhân lực, 3) mời gọi đầu tư. Vấn đề lớn nhất bên phía Việt Nam là Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trong công nghiệp Điện tử nhưng lại không quan tâm tới các kĩ thuật liên quan tới phần cứng mà chỉ chú trọng vào IT, thiết kế chip, phần mềm, kĩ thuật cao, một cách rất hời hợt nên khi hỏi sâu hơn thì họ chỉ nói được chung chung. Việt Nam hiện đã không còn một cơ quan nào thực sự suy nghĩ một cách đúng đắn sâu sắc đến công nghiệp phụ trợ và các sản phẩm điện tử.

2.2 Công nghiệp ô tô
    Hiện tại Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đặc biệt quan tâm tới ngành công nghiệp ô tô. Về cụ thể, phía Việt Nam đã và đang suy nghĩ một cách bao quát cả ngành công nghiệp ô tô mà không phải chỉ riêng các kĩ thuật sản xuất linh kiện. Họ đã nghiên cứu so sánh tình hình ngành công nghiệp ô tô các nước, đưa ra nhiều kịch bản cho nhu cầu ngành này trong tương lai và cũng đã nhận thức được việc không thể mãi ngăn cản sự phổ cập ô tô trong tương lai và việc phải giảm thuế đánh vào ô tô. Các giải pháp cho tới kì hạn miễn thuế quan đối với xe nguyên chiếc năm 2018 cũng đã có những sự suy nghĩ nhất định. Đây là một tín hiệu đáng mừng.
Nhưng vấn đề ở chỗ Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã quá nóng vội, thúc ép các bộ ngành liên quan tiến hành công việc một cách gấp gáp mà bỏ qua công tác điều tra lấy ý kiến và tìm sự nhất trí từ các doanh nghiệp, từ phía Nhật Bản, và từ các nhà chuyên môn. Phó thủ tướng đã yêu cầu Bộ Công thương và Bộ Tài chính phải đưa ra một vài kịch bản về nhu cầu trong tương lai, điều tra thuế đánh vào ô tô của các nước lân cận, phân tích cấu thành giá của một vài loại xe đặc biệt (thích hợp) với Việt Nam, Thái Lan. Với chỉ những hành động mang tính nóng vội này sẽ không nhận được sự ủng hộ từ phía doanh nghiệp. Các sắc lệnh, sự quan tâm của Phó thủ tướng không hoàn toàn nhận được sự đồng tình từ phía Nhật Bản.
Một vấn đề nữa là phía Việt Nam chưa có một văn bản chính sách tổng hợp nhất quán để gây dựng ngành công nghiệp ô tô. Trong khi đó nhiều khi đưa ra đồng thời nhiều văn bản chính sách khiến phía Nhật Bản rất khó lý giải vì không có sự nhất quán. Phía Nhật Bản cho rằng cần có nhiều buổi nói chuyện bàn thảo một cách nghiêm túc hơn nữa trước khi đưa ra những con số mục tiêu cụ thể.

2.3 Công nghiệp thực phẩm (công nghiệp gia công nông thủy sản)
    Các bộ phận chịu trách nhiệm thuộc bộ nông nghiệp đã đưa ra những sản phẩm tập trung phát triển mà không phản ánh được ý kiến của người sản xuất và cách doanh nghiệp kinh doanh hay các nhà đầu tư, trong khi bản thân ngành này tại Việt Nam chưa có một đoàn thể vững chắc của các doanh nghiệp. Từ nay về sau để có những kế hoạch hành động cụ thể rất cần tới sự nỗ lực của bộ nông nghiệp. Phía Nhật sẽ theo dõi sát sao tình hình và tham gia trao đổi ý kiến một cách nhanh chóng khi cảm thấy có vấn đề. Hiện tại tôm và cà phê là hai mặt hàng có khả năng được chọn để tập trung phát triển nhất.

2.4 Đóng tàu
    Vấn đề thua lỗ của tập đoàn đóng tàu nhà nước Vinashin đang là trở ngại lớn nhất cho sự phát triển của ngành đóng tàu Việt Nam. Trong Chính phủ cũng đã có nhiều lần đưa ra bàn thảo nhưng việc giải quyết trách nhiệm liên quan đến Vinashin vẫn không có gì tiến triển. Do đó trong kế hoạch hợp tác ngành đóng tàu giữa Việt Nam và Nhật Bản đã đưa ra hai phương án. Một là xây dựng một kế hoạch dài hạn trong đó xác định rằng cần nhiều thời gian để giải quyết vấn đề Vinashin. Hai là xây dựng một kế hoạch trong ngành đóng tàu mà không có sự tham gia của Vinashin.
Cuối cùng thì vào tháng 4 năm 2013 bên phía Nhật Bản đã đi đến thống nhất kế hoạch đóng tàu sẽ dừng lại cho tới khi nào phía Việt Nam đưa ra giải pháp cho vấn đề thua lỗ của Vinashin. Tháng 9 năm 2013 sẽ là kì hạn cho phía Việt Nam đưa ra giải pháp.

2.5 Công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng
fref.hokkaido.lj.jp phat trien ben vung   Phía Viện nghiên cứu quản lý trung ương (CIEM) đã từng đưa ra một kế hoạch hành động mang tính bao quát nhưng nội dung quá chung chung. Tháng 5 năm 2013 tiến sĩ Lê Minh Đức (trưởng phòng Môi trường và phát triển bền vững thuộc Viện chiến lược chính sách công nghiệp, bộ Công thương) đã có bài phát biểu về chính sách môi trường và sự kì vọng vào nguồn vốn ODA Nhật Bản. Tiến sĩ Đức là người có kiến thức sâu rộng về vấn đề môi trường và tiết kiệm năng lượng, là một nhân vật đáng để trở thành đối tác sau này.
Trong các buổi nghị luận giữa hai phía thường xảy ra nhiều sự hiểu lầm. Mục đích của phía Nhật không phải là giúp đỡ trong việc xây dựng và thi hành những văn bản pháp luật liên quan đến chính sách môi trường và phát triển năng lượng. Mục đích của Nhật Bản là giúp đỡ xây dựng một nghành công nghiệp tập trung vào những sản phẩm dự án cụ thể tương lai có thể cho giá trị lớn vào năm 2020. Cũng giống như công nghiệp thực phẩm, từ giờ trở đi cần chọn lọc những sản phẩm chiến lược và đưa ra những chính sách kế hoạch cụ thể cho từng sản phẩm cá biệt. Phía Nhật bản muốn giúp xây dựng một nghành công nghiệp môi trường cụ thể, tránh những nghị luận về những vấn đề to lớn của môi trường.


Người dịch: Trần Đăng Phong

Nguồn: Báo cáo hợp tác trong chiến lược công nghiệp hóa Việt Nam (28-5-2013)(tác giả: giáo sư Ono Kenichi – Đại học nghiên cứu chính sách )


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

5 thoughts on “Hợp tác Việt Nhật trong chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam – Đánh giá của nhà nghiên cứu Nhật Bản”

  1. hung thanh

    bài dịch hay quá bạn ơi. hy vọng có thêm nhiều bài về lĩnh vực năng lượng.

  2. xuantruyen

    Nói dại, chưa chắc mấy bác ở trên biết người Nhật nghĩ gì 😀 Cách suy nghĩ kiểu nông nghiệp và công nghiệp nó khác nhau nhiều.

  3. xuantruyen

    Bài dịch đọc rất hay và bổ ích anh Phong ạ. Cảm ơn anh rất nhiều.

  4. Phong Tran Dang

    Thank em.

  5. Guest

    @a Phong: anh Phong kiểm tra lại lỗi chính tả (ngành chớ ko phải nghành và vài lỗi khác) và cách gọi tên (Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải hay Bộ trưởng Hoàng Trung Hải?) cho nhất quán nhé!

Comments are closed.