Thần kỳ Nhật Bản (phần 2): Fukushima ngày ấy bây giờ

Ngày định mệnh 11/3/2011, 14 giờ 46 phút 18,1 giây. Cơn đại địa chấn bắt nguồn từ độ sâu 24 km dưới mặt nước biển tại vùng vịnh Thái Bình Dương thuộc khu vực Đông Bắc Nhật bản mạnh tới 9 độ magnitude (đơn vị biểu thị độ lớn của năng lượng cơn địa chấn) xảy ra. Sức mạnh cơn địa chấn tương đương với hơn 400 triệu tấn thuốc nổ TNT đã quét qua vùng Đông Bắc Nhật Bản. Sau khi cơn động đất đi qua, tiếp theo đó là đại hồng thủy, rồi sự cố nhà máy điện hạt nhân phát sinh. Trong lúc này, khi mà rất nhiều người nước ngoài tìm cách ra khỏi Nhật bản thì những con người Nhật, tất cả họ đều hướng tới vùng thiên tai. Và, người dân Nhật, họ tiếp tục viết lên câu chuyện thần kỳ Nhật Bản.

[youtube link=”http://www.youtube.com/watch?v=6gTfCoGO0dQ&feature=youtu.be” width=”590″ height=”315″]

Clip: Cơn đại địa chấn quét qua vùng Đông Bắc Nhật bản ngày định mệnh 11/3/2011. Nguồn: Youtube.

Người Nhật, có thể nói họ trải qua rất nhiều thiên tai. Trong đó nhiều nhất là động đất. Trung bình, mỗi ngày đều có một địa điểm nào đó trên quần đảo này xảy ra động đất. Thế nhưng, sức sống của con người nơi đây dường như chưa bao giờ mất đi, nó mãnh liệt và âm ỉ. Nó cần mẫn như con người Nhật bản, và nó có sức làm nên những điều thần kỳ.

Trước khi xảy ra cơn đại địa chấn ngày 11/3/2011, Nhật bản đã từng trải qua cơn đại địa chấn còn kinh khủng hơn là cơn đại địa chấn Hanshin – Awaji vào năm 1995, thiệt hại kéo dài từ Osaka xuống Kobe. Thời điểm tính ra mới chưa được 20 năm, nhưng nếu có dịp tới Osaka hoặc Kobe vào thời điểm hiện tại, chắc chắn bạn sẽ chẳng nhìn thấy cảnh đổ nát, mà thay vào đó là sự phồn vinh. Osaka và Kobe chỉ đứng sau khu vực Tokyo, là trung tâm văn hóa kinh tế thứ II của Nhật bản. Tinh thần nào, ý chí nào đã giúp người Nhật làm được những điều kỳ diệu như vậy ? Và Fukushima ngày ấy, bây giờ như thế nào ?

1. Ý thức tai họa thiên nhiên, nhưng không khuất phục

Có rất nhiều người nước ngoài đến Nhật ngạc nhiên vì, người Nhật tuy có mức sống rất cao so với bình quân trên thế giới, nhưng họ chưa bao giờ, và có lẽ sẽ không bao giờ quên đi ý thức về các thảm họa tự nhiên. Vào thời kinh tế phát triển cao độ, cuốn sách “Nhật bản bị đắm” được xuất bản vào năm 1973 của tác giả Komatsu Sakyo miêu tả việc Nhật bản bị cơn động đất khổng lồ tàn phá và toàn bộ quần đảo bị nhấn chìm xuốn biển sâu. Và lạ thay, cuốn sách lại là một trong 4 cuốn sách bán chạy nhất Nhật Bản tính tới cả hiện tại, giúp tác giả được xếp vào hàng thứ 5 của những nhà văn giàu nhất Nhật bản. Có lẽ, suy nghĩ luôn ý thức được tai họa có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, chính là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Nhật Bản. Và nét văn hóa đó còn đẹp hơn, khi họ không chịu khuất phục thiên nhiên, trong kết cục của cuốn sách, người Nhật đã được di tản toàn bộ ra nước ngoài và một câu chuyện khác bắt đầu. Và chính ý thức tai họa có thể đến bật chợt bất kỳ lúc nào trong cuộc sống tưởng như yên bình, đã khiến người Nhật không bị hoảng loạn, gây ra những thiệt hại to lớn về người trong trận động đất 11/3/2011.

2. Đồng cam cộng khổ, chia sẻ nỗi đau

Là một đất nước có nền tư tưởng Phật giáo ảnh hưởng mạnh mẽ, người Nhật nổi tiếng hòa thuận và đoàn kết. Có thể nói, ít quốc gia nào có nhiều tổ chức từ thiện như ở Nhật bản. Và người làm từ thiện ở Nhật bản không chỉ có người già mà còn có rất nhiều người trẻ tuổi. Buổi sáng trên đường đi làm, bạn dễ dàng bắt gặp những ông già, bà già  mặc những bộ áo màu xanh da trời đứng giữa trời nắng gay gắt tham gia điều khiển giao thông. Và trong lúc khốn đốn, tinh thần đồng cam cộng khổ của người Nhật lại được phát huy hơn bao giờ hết. Những công ty lớn của Nhật tổ chức những đoàn xe giúp nhân viên tham gia từ thiện dọn dẹp rác ở Fukushima. Những chuyến xe như vậy luôn đầy người. Họ, đến từ những vùng khác nhau của Nhật bản, nhưng có lẽ, họ chưa bao giờ phân biệt vùng miền, tất cả họ đều chỉ biết rằng, họ là người Nhật.

3. Không đánh mất niềm tin vào ngày mai

 Sau khi xảy ra đông đất, và tiếp theo đó là sự cố nhà máy điện nguyên tử số I Fukushima, có rất nhiều người dân tại đây phải tạm rời xa quê hương để đi lánh nạn tại các thành phổ khác. Một số không nhỏ đi về Tokyo, một số lại di chuyển về xa hơn, xuống Osaka. Thế nhưng, ngay sau khi tình hình đã tạm lắng, nhiều người dân đã quyết định quay trở lại vùng đất mới chỉ cách đó mấy ngày còn là vùng cấm xâm nhập. Họ, những con người không bao giờ mất hy vọng vào ngày mai của quê hương, là động lực và là sức mạnh cho sự phục hưng của vùng thiên tai. Thứ hỏi, cái gì khiến họ hành đông như vậy ? Chắc chắn, có nhiều lý do để họ làm điều đó, nhưng có một điều mà tôi chắc chắn rằng, họ, đã không bao giờ đánh mất đi tài sản quý báu nhất của mình, đó là niềm tin vào tương lai.


Thiệt hại của cơn động đất Đông Bắc Nhật ngày 11.3.2013:

18.493 người chết, 2.683 người mất tích, 6.217  người bị thương. 128.801 căn nhà bị phá hủy hoàn toàn, 269.675 căn nhà bị phá hủy một nửa, 756.814 căn nhà bị phá hủy một phần. 66.743 người phải đi sơ tán, 30.684 người thuộc các đơn vị lính cứu hỏa, đơn vị phòng chống thiên tai được huy động.


Fukushima bây giờ (Chùm ảnh):

Lễ nhập học của học sinh vùng từng bị sơ tán - Học sinh tỉnh Fukushima đang tập lại bài hiệu ca để khai giảng
Lễ nhập học của học sinh vùng từng bị sơ tán – Học sinh tỉnh Fukushima đang tập lại bài hiệu ca để khai giảng 4/2013. (Nguồn: MSN Japan)
Nghề đánh bắt thủy hải sản đã được triển khai lại - Nguồn: Asahi
Nghề đánh bắt thủy hải sản đã được triển khai lại – Nguồn: Asahi

Nguyễn Xuân Truyền
Số liệu được tổng hợp từ trang web chính phủ Nhật. Ảnh: Nikkei, Asahi.


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

2 thoughts on “Thần kỳ Nhật Bản (phần 2): Fukushima ngày ấy bây giờ”

  1. Mai Lương Nguyên

    Cảm ơn những bài viết rất hay và ý nghĩa của bạn! Quả thực người Nhật Bản có nhiều điều mà người Việt Nam có lẽ nên học hỏi.

  2. xuantruyen

    Thực ra mình muốn viết bài này chi tiết hơn một chút, nhưng thú thực không muốn viết về Fukushima nữa. Cũng không muốn so sánh thảm họa Fukushima với trận động đất ở Indonesia. Mong bạn đọc thông cảm.

Comments are closed.