Năng lượng tái sinh tại Việt Nam

Không chỉ có các nước phát triển mới đầu tư thúc đẩy phát triển tìm kiếm và nghiên cứu năng lượng có khả năng tái sinh mà tại Việt Nam, năng lượng tái sinh cũng được quan tâm lớn. Tuy nhiên, nếu các nước phát triển có khả năng đầu tư cơ sở vật chất và nghiên cứu để thúc đẩy nhanh quá trình này, thì tại Việt Nam, chính phủ chủ yếu tìm các nguồn vốn vay từ nước ngoài để làm chỗ dựa cho quá trình. Trong bài này, VietFuji sẽ giúp các bạn tìm hiểu về chính sách năng lượng tái sinh tại Việt Nam.

Năng lượng tái sinh là gì ?

Trước khi đi vào tìm hiểu chính sách năng lượng tái sinh tại Việt Nam, chúng ta sẽ tìm hiểu định nghĩa về năng lượng tái sinh. Năng lượng tái sinh là năng lượng có nguồn gốc từ thiên nhiên như năng lượng mặt trời, các năng lượng có nguồn gốc từ tính chất vật lý địa cầu hoặc sinh vật học,  có tốc độ bổ sung  cao hơn tốc độ sử dụng. Điển hình như năng lượng mặt trời, gió, năng lượng thủy triều, địa nhiệt… Nếu các năng lượng hóa thạch như than đá dầu mỏ phải mất hàng triệu năm để tích trữ và hình thành thì năng lượng tái sinh có tốc độ “tái sinh, bổ sung” gấp nhiều lần.

Tầm quan trọng của năng lượng tái sinh

Năng lượng tái sinh được coi là chìa khóa để giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu – “global warming”. Việc sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch kèm với diện tích rừng bao phủ trái đất bị giảm sút khiến lượng CO2 trong bầu khí quyền tăng lên và gây ra hiệu ứng nhà kính – hiện tượng được cho là nguyên nhân gây ra sự nóng lên của Trái Đất. Việc sử dụng năng lượng tái sinh không gây ra việc phát sinh CO2 trực tiếp, đồng thời, nó cũng được dự đoán là nguồn năng lượng của tương lai, khi nguồn năng lượng hóa thạch như dầu mỏ hay than đá cạn kiệt và việc khai thác các nguồn năng lượng mới tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Khai thác methane hydrate tại những điểm đứt gãy của mảng lục địa có thể gây ra động đất cực lớn
Khai thác methane hydrate tại những điểm đứt gãy của mảng lục địa có thể gây ra động đất cực lớn. Nguồn: Nikkei

Ví dụ, một số nghiên cứu của Nhật Bản chỉ ra rằng việc khai thác methane hydrate có khả năng gây ra những trận động đất cực lớn. Việc phát hiện methane hydrate có khả năng giúp Nhật Bản trở thành nước xuất khẩu tài nguyên trong tương lai, nhưng những lo ngại việc quá trình khai thác có thể gây ra những trận động đất kích thích, do việc bơm nước vào hố khoan ngầm dưới biển sau khai thác sẽ khiến các đoạn gãy của vỏ trái đất bị sụt lún.

Chính sách của Việt Nam

Nguồn vốn phát triển năng lượng tái sinh của Việt Nam hầu hết là các nguồn vốn đi vay từ các tổ chức tài chính như ngân hàng phát triển châu Á – ADB, ngân hàng đầu tư Châu Âu – EIB, cơ quan xúc tiến hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2011, luật tiết kiệm năng lượng được ban hành tại Việt Nam. Luật không chỉ quy định những nguyên tắc trong việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, luật còn quy định những hạng mục liên quan tới nghiên cứu phát triển tài nguyên năng lượng tái sinh. 

Trong việc phát triển năng lượng tái sinh, việc các công ty, tổ chức tư nhân tham gia khai thác thủy điện được coi là một nhân tố quan trọng trong việc kế hoạch phát triển có thành công hay không. Theo dõi bài “Thực trạng sản xuất, tiêu thụ điện tại Việt Nam – VietFuji” đã đăng trước, bạn có thể biết được tiềm năng khai thác thủy điện của Việt Nam là rất lớn. Có những công ty tư nhân của Việt Nam làm chủ những nhà máy phát điện tại Lào. Tại Việt Nam, tại các thành phố lớn, hệ thống điện đã khá hoàn chỉnh, nhưng tại những vùng núi, nơi có các dân tộc thiểu số sinh sống, việc sử dụng năng lượng mặt trời hay các động cơ thủy điện cỡ nhỏ được coi là biên pháp hữu hiệu trong cung cấp điện năng.

Vào ngày 26/5/2009, Việt Nam ký kết hiệp định hợp tác với ngân hàng đầu tư châu Âu EIB trong việc vay 100 triệu euro nhằ m phát triển năng lượng tái sinh như một biện pháp chống lại biến đổi khí hậu. 70% trong số đó được giải ngân qua các ngân hàng VDB, Agribank, BIDV, ViettinBank. 30 % còn lại được đầu tư dưới dạng hỗ trợ kỹ thuật hoặc đầu tư trực tiếp FDI.

Vào ngày 26/10/2009, chính phủ Nhật Bản cũng cho Việt Nam vay gần 5 tỷ yên Nhật nhằm phát triển năng lượng tái sinh. Nguồn vốn này được giải ngân theo phương pháp “two-step-loan” thông qua ngân hàng VDB.

Ngân hàng thế giới WB cũng ký hiệp định cho 3 nước Philipin, Thái Lan và Việt Nam vay vốn với tổng số 800 triệu USD nhằm giảm lượng khí thải nhà kính.

Với rất nhiều khoản vay như vậy, Việt Nam đã tiến hành hội nghị triển lãm quốc tế về năng lượng tái sinh vào tháng 3 năm 2010 tại Hà Nội.

Nguồn vốn này cũng được sử dụng để xúc tiến việc tiết kiệm năng lượng trong lưu thông, vận chuyển, xây dựng, nông nghiệp, phổ biến năng lượng mặt trời, các loai xe chạy năng lượng sạch. Ngoài ra, nguồn vốn còn được sử dụng để hỗ trợ nguồn thu ngân sách bị sụt giảm khi tiến hành các biện pháp hỗ trợ ưu đãi thuế xuất nhập khẩu, thuế đất với các chương trình đầu tư, phát triển liên quan tới năng lượng tái sinh.

Một động thái cho việc trên, tại Hà Nội đã thí điểm bán xăng sinh học thay cho xăng thông thường với mức giá rẻ hơn. Tuy nhiên, người dân Việt Nam còn có cái nhìn mang tính nghi ngờ với sự an toàn của loại xăng này. Để phát triển năng lượng sạch, có lẽ, Việt Nam còn cần nhiều biện pháp hiệu quả hơn sử dụng nguồn vốn đã được cho vay.


Nguyễn Xuân Truyền
Tham khảo từ bản báo cáo phát triển năng lượng tái sinh năm 2011 của JETRO.


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

1 thought on “Năng lượng tái sinh tại Việt Nam”

  1. Nguyen Xuan Luan

    thanks bài viết tốt có nhiều đột phá và tư liệu tham khảo cần phát huy

Comments are closed.