Những doanh nhân sáng tạo thì sẽ luôn sáng tao, Daniel Spulber- giáo sư ngành quản trị và chiến lược của trường Kellogg cho biết.
Theo một mô hình khí động học thường xuyên được trích dẫn trong thời gian gần đây thì ong vò vẽ (bumblebees) không thể nào bay được. Đương nhiên, bất kỳ một nhà côn trùng học hay một người làm vườn nào cũng biết rằng những con côn trùng xù xì đó hoàn toàn có thể bay lượn trong không trung; và mô hình kia, đơn giản là đã có chỗ sai sót khi mô phỏng về chúng.
Tương tự như chuyện về những con ong, kinh doanh (business) cũng vậy. Trong suốt một thời gian dài, các nhà nghiên cứu đã giữ suy nghĩ rất “hài hước” rằng không thể nào có một doanh nhân sáng tạo (hay một doanh nhân đồng thời là nhà sáng tạo). “ Họ khẳng định là ‘Các doanh nhân không thể làm được điều gì mới lạ trong nền kinh tế này,’” Daniel Spulber, giáo sư ngành quản trị và chiến lược của trường Kellogg cho biết.
Lý do là vì những công ty đã được thành lập sẵn từ trước luôn có một số lợi thế nhất định khi đưa các phát minh ra thị trường. “Họ có đủ loại tài sản (và tri thức) để bù đắp, bổ sung cho các phát minh/sáng tạo đó,” Spulber cho biết, điều đó bao gồm những cơ cấu doanh nghiệp sẵn có, các kênh quảng bá, nền tảng khách hàng và khả năng tiếp cận nguồn vốn. Ngược lại, để tự phát triển sự nghiệp của mình, nhà phát minh sẽ phải đảm nhận và thực hiện tất cả các công việc phức tạp, nặng nề nhằm xây dựng một cơ ngơi mới và phải xử lý những rủi ro mà bất kỳ sản phát minh mới nào cũng phải đối mặt khi tiếp cận thị trường. Thậm chí đến ngay Joseph Schumperter – có thể nói là người ủng hộ lớn nhất cho các doanh nhân, cũng đề cập đến trong cuốn sách của ông ta (có tiêu đề: Chủ Nghĩa Tư Bản, Chủ Nghĩa Xã Hội và Dân Chủ – Capitalism, Socialism, and Democracy) rằng, chỉ những công ty lớn mới có đủ cơ sở và sức mạnh thị trường cần thiết cho sự sáng tạo.
“Tuy nhiên, ta có thể thấy, vẫn luôn có những doanh nhân đầy sáng tạo trong mọi thời đại – Larry và Sergey Brin từ Google, Pierre Omidyar từ eBay, Mark Zuckerberg từ Facebook, và Jeff Bezos người sáng lập ra Amazon.com,” Spulber nêu ra. Rõ ràng, cái nhìn tiêu cực về những đóng góp của các doanh nhân cho nền kinh tế cũng thiếu độ tin cậy như chuyện mô hình khí động học của con ong vò vẽ (đã đề cập ở bên trên) vậy. “Vậy, nếu bạn có một ý tưởng tuyệt vời mà có thể trở thành một phát minh/ một sáng tạo mới trên thị trường—thì tại sao không gửi nó đến những công ty đã tồn tại sẵn trên thị trường ?” Spulber đặt một hỏi tu từ. Một lý do cơ bản (có thể là “bí quyết”) mà ta ngầm hiểu với nhau: các nhà phát minh luôn là người sở hữu những sáng chế của chính họ.
1. Những lợi thế kinh doanh
Với tư cách là một thành viên của dự án rộng nhằm phát hiện tại sao chúng ta cần những doanh nhân sáng tạo, Spulber đã áp dụng nguyên lý “game” (nguyên lý trò chơi điện tử) để mô hình hóa tầm quan trọng mang tính kinh tế của các tri thức ngầm. Những tri thức/ bí quyết mà “ khó có thể chuyển giao cho người khác”, Spulber cho biết. “Tôi đi đến kết luận rằng các “tri thức ngầm” có thể giải thích tại sao các nhà phát minh (nên) trở thành doanh nhân.”
Tương tự như việc các nhà soạn nhạc thường quản lý, sắp xếp,chỉ đạo các tác phẩm của họ với độ tín nhiệm cao hơn những nhạc trưởng chuyên nghiệp. Những nhà phát minh làm kinh doanh cũng có thể biến những phát hiện của họ thành những sản phẩm thị trường hiệu quả hơn hẳn một tổ chức được thành lập chỉ để quyết định mua hoặc đăng ký bản quyền cho phát hiện đó.
“Ý tưởng chính, là ở việc nhà phát minh và các doanh nghiệp sẵn có sẽ phải lựa chọn xem đối đầu hay hợp tác,” Spulber giải thích về mô hình của anh ta. Trong giai đoạn đầu của 3 giai đoạn, “nhà phát minh sẽ đầu tư vào việc R&D (Research and Development- nghiên cứu và phát triển) và chế tạo ra một phát minh. Những doanh nghiệp sẵn có cũng có thể tự nghiên cứu những phát minh cho riêng họ, nhưng họ cũng sẵn sàng đầu tư để thâu tóm những phát minh của người khác.” Trong giai đoạn hai, “các nhà phát minh sẽ quyết định xem họ có muốn chia sẻ phát minh của mình hay không qua việc đăng ký hoặc bán bản quyền. Còn các doanh nghiệp sẵn có sẽ quyết định xem họ có muốn tiếp tục với những gì mình có hay là mua ý tưởng từ người khác.” Và trong giai đoạn ba, sự hợp tác hoặc sự cạnh tranh sẽ bắt đầu xảy ra. Mô hình này cố gắng xác định xem các nhà phát minh cần phải đầu tư bao nhiêu để phát triển những “tri thức ngầm”/ bí quyết của họ và các doanh nghiệp sẽ phải đầu tư bao nhiêu để có thể thâu tóm được tri thức từ người khác.
<Còn tiếp>
—————————————————————–
Người dịch: Trungmaster, theo INC.
——————————————————————–