Câu chuyện về những mảnh Lego

1. Lời mở đầu

Nghệ sĩ Nathan Sawaya đã tạo ra một phiên bản kích thước thật của bức tượng Han Solo bị đóng băng bằng carbon. Anh ta cũng chế tạo một chiếc bút chì cao đến 8 ft, một tượng Nữ Thần Tự Do cầm kiếm ánh sáng … tất cả đều bằng những mảnh ghép Lego.

Tượng Han Solo bằng Lego
Tượng Han Solo bằng Lego

Câu hỏi là, cần phải làm như thế nào để ghép được bức tượng Han Solo từ 1000 mảnh ghép ? Những mảnh ghép đấy đến từ đâu và chúng gắn vào nhau như thế nào ? Hệ thống xây dựng tự do đã có tiến hóa như thế nào để có thể sử dụng những mảnh ghép đó, tái hiện bản sao của những thứ như Ngôi Sao Chết (Death Star trong Starwar),Batmobile… ?

Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu về những điều cơ bản nhất liên quan đến các mảnh ghép này cũng như chuyện các Chuyên-Gia-Xây-Dựng và người hâm mộ đã tạo ra những tác phẩm phi thường từ các mảnh ghép đó như thế nào.

Phần lớn các mảnh ghép Lego có 2 phần cơ bản – phần đinh ở trên đầu và phần ống ở bên trong. Phần đinh của mảnh ghép hơi lớn hơn khoảng cách giữa ống và tường 1 chút. Khi bạn ấn những mảnh ghép lại với nhau, phần đinh này sẽ tì vào tường và ống (đẩy tường ra và đẩy ống vào). Vì vật liệu có tính đàn hồi nên nó sẽ có xu hướng trở lại trạng thái ban đầu, do đó tường, thành của mảnh ghép và ống sẽ tì ngược lại vào phần đinh đó. Và lực ma sát sẽ ngăn không cho 2 mảnh ghép trượt ra khỏi nhau. Hệ thống ghép bằng đầu đinh và ống như thế này cho phép tạo thành mối ghép chắc chắn, dựa trên cơ sở lực ma sát giữa 2 phần mà không cần phải sử dụng thêm bất kỳ dây buộc hay keo dán nào khác.

Cấu tạo chi tiết của các viên gạch Lego
Cấu tạo chi tiết của các viên gạch Lego

Tất cả các thành phần Lego cơ bản đều sử dụng nguyên lý này dể gắn kết với nhau. Chúng có rất nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, bao gồm cả bánh xe, cửa sổ, cửa ra vào và những viên ngói không có đinh (ở đầu). Thế nhưng những thành phần cơ bản đó đều là những biến thể của mảnh ghép hình viên gạch cơ bản (basic brick). Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu xem những viên gạch Lego dó được tạo ra như thế nào nhé.

2. Những mảnh Lego được chế tạo như thế nào

Tất cả các chi tiết Lego cơ bản đều được bắt đầu bởi các hạt nhựa, với thành phần chính là acrylonitrile butadiene styrene (gọi tắt là ABS). Một quy trình phun đúc (injection molding) với độ tự động hóa cao sẽ biến những hạt nhựa này thành các mảnh có hình dạng viên gạch. Quá trình tạo ra các viên gạch Lego này đòi hỏi thực hiện trong môi trường nhiệt độ cao với một lượng công cụ khổng lồ, nên máy móc, thay thế cho con người chế tác phần lớn các sản phẩm.

Hạt nhựa ABS
Hạt nhựa ABS

Khi những hạt ABS đến các xưởng gia công Lego, chúng sẽ được hút vào các hầm chứa. Một xưởng Lego bình thường có khoảng 14 hầm chứa, và mỗi hầm có thể đựng được khoảng 33 tấn hạt ABS. Khi quá trình sản xuất bắt đầu, các hạt nhựa sẽ theo các đường ống đi đến máy phun đúc. Những cỗ máy này thực hiện gia công đúc vô cùng chính xác, dung sai dưới 0.002 millimeters.

Những cỗ máy này sẽ nung chảy hạt ABS tại nhiệt độ lên tới 450 độ F ( tương đương 232 độ C), phun vào khuôn và ép với áp lực từ 25-150 tấn. Sau vài giây, cá mảnh Lego sẽ nguội và rơi vào vào băng chuyền. Khi đi đến cuối băng chuyền, chúng sẽ rơi vào thùng đựng.

Khuôn đúc Lego
Khuôn đúc Lego

Khi thùng đựng đầy, máy đúc sẽ phát tín hiệu cho một robot đến và mang thùng vào nhà máy lắp ráp (assembly hall). Tại nhà máy ở Billund, 8 robots có thể di chuyển được 600 thùng sản phẩm trong một giờ. Tại phòng lắp ráp, máy móc sẽ tiến hành dập hình thiết kế cho viên gạch và lắp ráp các thành phần đòi hỏi nhiều chi tiết, như là mô hình mini (minifigure, hay còn gọi là minifig). Máy móc sẽ lắp ráp các chi tiết với một lượng áp lực chính xác cho từng phần khác nhau.

Các cỗ máy tại phòng lắp ráp sẽ lắp các chi tiết lại với nhau
Các cỗ máy tại phòng lắp ráp sẽ lắp các chi tiết lại với nhau

3. Công tác kiểm tra và đóng gói:

Nếu bạn đã từng mua một bộ Lego- dù dưới dạng hộp các mảnh ghép rời rạc hay bộ được sắp xếp có chủ đề, thì bạn đều có thể nhận thấy rằng, trong chiếc hộp đó sẽ có rất nhiều túi mảnh ghép thay vì một đống các chi tiết lung tung. Những túi đó được phân chia bởi một quá trình đóng gói tự động, và chúng giúp cho việc kiểm tra xem các chi tiết được bỏ vào đúng hộp hay ko được dễ dàng hơn.

Một hộp Lego với nhiều túi được phân chia khác nhau
Một hộp Lego với nhiều túi được phân chia khác nhau

Trong quá trình đóng gói, các thùng được sẽ được đóng mở tự độn và một lượng chính xác các viên gạch sẽ rơi xuống túi polypropylene. Một cỗ máy sẽ đo khối lượng của các túi này để chắc chắn rằng hàm lượng của chúng là chính xác. Nếu có một túi nào có khối lượng không chính xác, thì người thợ phụ trách có thể thay thế ngay mà không cần phải loại bỏ cả bộ.

Ở cuối quá trình, người thợ phụ trách đóng gói sẽ gấp hộp, thêm các chi tiết cần thiết, và chắc chắn rằng không có bất kỳ lỗi nào trên sản phẩm. Những hộp này sau đó được niêm phong, lưu trữ và chuyển đi khắp thế giới- quy trình này sử dụng khoảng 400,000 đến 500,000 hộp carton mỗi năm.

Bộ phận kiểm tra quản lý chất lương cũng thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra và thử nghiệm với các chi tiết Lego. Máy móc sẽ thực hiện đánh rơi, vặn xoắn, kéo căng, ép chặt, ăn mòn và thí nghiệm va chạm để đảm bảo các món đồ chơi đều bền và an toàn. Các kỹ thuật viên cũng sử dụng cốc đo lường để xác định xem các chi tiết có khả năng gây nguy cơ hóc, nghẹn, ngạt thở cho trẻ nhỏ hay không. Trong hàng triệu chi tiết Lego, chỉ có khoảng 18 chiếc ( hoặc tỉ lệ ~0.00002%) là bị đánh trượt trong các thí nghiệm này.

Phần lớn các quy trình sản xuất được thực hiện tại Klando (Cộng Hòa Czech) và Billund (Đan Mạch). Các nhà máy của Lego sản xuất 33,000 viên gạch, mảnh ghép mỗi phút, và đạt tổng lượng 16 tỷ mảnh ghép mỗi năm. Các nhà máy sản xuất có thể chế tác 3,000 loại chi tiết khác nhau, bao gồm 300 triệu lốp xe và những chi tiết đó sẽ được đóng gói trong 37,000 bộ Lego mỗi giờ.

4. Sáng tạo với Lego

Các viên gạch Lego cơ bản đều theo chuẩn góc vuông (90 độ), tuy nhiên sản phẩm làm ra lại không hề bị giới hạn trong hình chữ nhật như chúng ta tưởng. Với những góc vuông gần nhau, bạn cũng có thể kết hợp để tạo ra các hình dạng cầu hay đường cong. Nếu có một số lượng “gạch” đủ, bạn có thể xây dựng được hầu hết mọi thứ.

Tạo hình cầu từ các mảnh ghép Lego
Tạo hình cầu từ các mảnh ghép Lego

Tuy nhiên, những ai hay đến cửa hàng đồ chơi thì đều biết rằng, các chi tiết Lego hiện nay không chỉ có dạng viên gạch. Nhiều bộ xếp hình mới còn bao gồm cả những chi tiết đặc biệt như cánh, cánh buồm và cột buồn.. Một vài bộ, ví dụ như BIONICLEKNIGHT KINGDOM, được thiết kế tương tự với các mô hình động, bộ TECHNIC sẽ cho phép bạn biến sản phẩm Lego của mình thành một cỗ máy thực thụ với đinh, trục, motors và các bánh răng. Và bộ MINDSTORMS cho phép bạn xây dựng một robot có thể lập trình được…

Các bộ ghép Mindstorm cho phép người chơi lắp các robot có thể lập trình cử động được
Các bộ ghép Mindstorm cho phép người chơi lắp các robot có thể lập trình cử động được

Nói chung, nếu bạn muốn xây dựng một cái gì thật sự ấn tượng, bạn có thể mua bộ lắp ghép có các chi tiết sẵn và thực hiện từng bước theo hướng dẫn để lắp ghép chúng với nhau. Hoặc bạn có thể mua một số lượng lớn các chi tiết rời rạc với các hình dạng và kích thước khác nhau, sau đó tự tìm lấy một cách xây dựng của riêng mình. Để lắp ghép, xây dựng theo bộ khá dễ, các hướng dẫn thậm chí không cần sử dụng từ ngữ và kể cả khi bạn bị mất hướng dẫn thì bạn cũng có thể download dễ dàng tại trang chủ.

Còn để tự thiết kế một sản phẩm cho riêng mình, bạn cần tốn nhiều công phu hơn thế. Điều đầu tiên là bạn cần phải xác định xem dự án của bạn có quy mô như thế nào. Điều này sẽ quyết định xem bạn cần bao nhiêu mảnh ghép và bao nhiêu thời gian để hoàn thành dự án (một cách tương đối). Bạn có thể làm, hoặc bắt đầu làm với mô hình bỏ túi, tức là những mô hình đủ nhỏ để mang trong túi bạn. Và ở mức cao nhất, bạn có thể làm với quy mô tượng đài, điêu khắc, tức là những sản phẩm với kích thước thực hoặc nhỏ hơn chút nhưng vẫn khá là to. Ở giữa 2 mức này là quy mô mô hình mini, ở đây thì bạn sẽ xác định kích thước của thiết kế nằm trong khoảng kích thước của các mô hình mini mà bạn sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn việc tạo ra các bức tranh 3D sử dụng khung hoặc đế cố định.

Không có cách xây dựng mô hình Lego nào là sai hay đúng cả, phương pháp xây dựng của mỗi người có thể khác nhau nhưng vấn đề là ở sản phẩm bạn làm ra. Tuy nhiên, bước đầu thường là nghiên cứu và lên kế hoạch dự án. Một số người thích lên kế hoạch chế tác của họ theo từng bước (bằng tay) hoặc sử dụng phần mềm máy tính để giúp đỡ cho việc thiết kế. Dưới đây là một số phần mềm hỗ trợ xây dựng, thiết kế sản phẩm từ Lego:

Lego Digital Designer, phần mềm miễn phí cho Windows và Mac, cho phép bạn mua chính xác các chi tiết cần thiết từ xưởng sản xuất của Lego

Ldraw, phần mềm thiết kế CAD dựa trên nền tảng các viên gạch Lego dành cho Windows, Mac và Linux

Bricksmith, phần mềm ứng dụng của Mac sử dụng thư viện hình ảnh từ LDraw

Hình ảnh Nathan Sawaya đang chế tác một sản phẩm từ Lego do ông tự thiết kế
Hình ảnh Nathan Sawaya đang chế tác một sản phẩm từ Lego do ông tự thiết kế

5. Lịch sử công ty Lego

Lịch sử công ty Lego rất dài nên để cho tiết kiệm thời gian và trực quan, bạn có thể xem qua bộ phim hoạt hình về lịch sử công ty dưới đây.

[youtube link=”http://www.youtube.com/watch?v=NdDU_BBJW9Y” width=”100%”]

 ————————————————————————-

Người dịch : Trungmaster, theo Howstuffworks

————————————————————————–

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan