Tình trạng sản xuất, tiêu thụ điện tại Việt Nam

Điện lực – đó chính là dòng máu của nền công nghiệp. Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ điện tại Việt Nam còn gặp nhiều bất cập. Bài viết sau xin được giới thiệu một số nét chính về tình trạng này. 

1. Tiềm năng 

Việt Nam là quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên nước phong phú, tiêu biểu là dòng chảy của sông MeKong. Tiềm năng phát triển của thủy điện là rất lớn. Đặc biệt , địa hình đồi núi dốc ở miền bắc tạo lợi thế cho vùng này phát triển thủy điện. Tuy nhiên, lượng điện sản xuất do thuỷ điện lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ lượng mưa hàng năm nên việc sản xuất thuỷ điện tại Việt Nam khó có thế chủ động. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, việc xây những nhà máy nhiệt điện hay điện hạt nhân là yêu cầu cấp bách. Chính phủ Việt Nam nắm bắt được nguy cơ này và đang tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất điện.

2.  Cơ cấu điện lực tại Việt Nam 

Ngành kinh doanh điện ở Việt Nam là 1 ngành độc quyền(IPP) dưới sự quản lý tập trung bởi Tập đoàn điện lực quốc gia (EVN). Điện được cung cấp dựa vào việc các công ty điện tư nhân bán điện  cho EVN. Cơ cấu điện lực ở Việt Nam là nhiệt điện chiếm khoảng 60%, tiếp theo là thủy điện chiếm khoảng 40%.

Trong khi đó tỉ lệ phụ thuộc vào thủy điện của Nhật Bản chỉ khoảng 10%,  bình quân của thế giới khoảng 12-13%. Từ đó có thể nói tỉ lệ phụ thuộc vào thủy điện của Việt Nam là rất cao. Tương lai, Việt Nam đặt ra phương châm từng bước kìm hãm sự phụ thuộc vào thủy điện, đồng thời nâng cao tỉ lệ điện năng khác. Theo kế  hoạch của ngành điện vào năm 2020 dự kiến tỉ lệ phụ thuộc vào thủy điện sẽ giảm xuống mức 28.5%, nhiệt điện là 56.9% và điện nhập khẩu từ các nước khác là 5.8%.

3. Nhu cầu điện trong sản xuất công nghiệp  

Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt mức cao, điều này  làm mức sống người dân tăng lên nhưng cũng khiến nhu cầu điện tăng mạnh theo từng năm, đôi lúc vượt quá khả năng cung cấp hiện tại. Cơ cấu tiêu thụ điện tại Việt Nam như sau : ngành công  nghiệp và kiến trúc chiếm khoảng 51% ;  sinh hoạt 40%;  thương nghiệp và dịch vụ 5%;  nông nghiệp, thủy sản 1% và còn lại là 3%.

Kéo theo việc  tăng trưởng kinh tế là sự chuyển đổi từ nền kinh tế lấy nông nghiệp là trọng tâm sang nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ. Cùng với đó là nhu cầu xây dựng khu công  nghiệp và nhà máy của công ty nước ngoài cho nên nhu cầu điện trong công nghiệp ngày càng gia tăng. Mức sống được cải thiện làm thúc đẩy mạnh mẽ  nhu cầu sử dụng điện cá nhân. Thời điểm hiện tại ở Việt Nam lượng tiêu thụ điện trong 1 năm của 1 người trung bình là 800 KW, đến năm 2020 con số này có thể sẽ lên tới 2000 KW ( Số liệu từ cục thống kê) . Theo dữ liệu thống kê được, bình quân mỗi năm lượng điện sản xuất tăng  khoảng 13% nhưng nhu cầu điện của Việt Nam được dự đoán  mỗi năm tăng khoảng 16-17%, vì thế ngành công nghiệp sản xuất điện sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng cung không đáp ứng cầu. Ngoài ra, sự lão hóa của thiết bị truyền điện và thiết bị phát điện dẫn đến tình trạng tỉ lệ tốn thất điện năng cao là một trong những vấn đề mà ngành điện Việt Nam đang gặp phải.

4 . Tình trạng thiếu điện của Việt Nam

3 nguyên nhân chính khiến Việt Nam thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu điện chính là:

a. Tỷ lệ phụ thuộc vào thuỷ điện quá lớn

b. Sự trì trệ trong quản lý xây dựng các dự án nhà máy phát điện mới

c. Tình trạng độc quyền của EVN

Ngoài ra, một nguyên nhân khác phải kể đến đó là tình trạng tiêu thụ điện bừa bãi, không tiết kiệm của người dân trong bối cảnh giá điện tại Việt Nam còn thấp so với khu vực khi chỉ bằng 1/3 so với giá bán của Thái Lan hay Cambodia. Điều này khiến nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng.

Để đối phó với tình trạng này, những năm gần đây EVN áp dụng biện pháp cắt điện luân phiên, nhưng biện pháp này cũng không làm giảm đáng kể được những tổn thất kinh tế do tình trạng thiếu điện gây nên. Nó làm giảm mức hấp dẫn của Việt Nam trong con mắt những nhà đầu tư nước ngoài.

5. Giải pháp tình huống 

Một trong những chính sách hoà hoãn tình trạng thiếu điện nghiêm trọng tại Việt Nam đó  chính là việc EVN tiến hành nhập khẩu điện từ Trung Quốc.Vào thời điểm năm 2005 EVN bắt đầu ký hợp đồng mua  2000MW, con số này vào năm 2007 đã tăng gấp 7 lần. Sau năm 2008 Việt Nam vẫn tiếp tục nhập khẩu điện từ Trung Quốc , và điện nhập khẩu nhanh chóng chiếm tới  4% tổng lượng điện sản xuất của cả nước. Tuy vậy, về mặt lâu dài thì việc nhập khẩu điện không thể giải quyết vấn đề thiếu điện một cách đơn giản và tình trạng thiếu điện ngày càng trở lên nghiêm trọng.

Do đó, hiện tại EVN đang thành lập kế hoạch cung cấp  điện giữa các nước lân cận trong khu vực. Một trong số chính sách đó là EVN đã phát triển việc xây dựng cơ sở kết nối mạng điện lưới với các nước trong khu vực ASEAN để tăng cường hiệu quả của việc nhập khẩu điện. Hiện tại Việt Nam đang nhập khẩu điện từ Trung Quốc thông qua đường dây 110KV và đường dây 220KV và song song xây dựng đường truyền tải điện với Lào và Cambodia. 2 quốc gia này đều là những quốc gia có nguồn tài nguyên nước phong phú, khả năng cung cấp của thủy điện là rất lớn. Việt Nam đã và đang thắt chặt hiệp định về lĩnh vực năng lượng với 2 quốc gia này. Về sau này cả 2 nước đều trở thành nguồn cung cấp điện vô cùng quan trọng đối với Việt Nam.

Ngoài ra, hiện tại Việt Nam cũng đang có kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Lò phản ứng số 1 dự kiến sẽ tiến hoàn thành và tiến hành phát điện trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020. Đến năm 2025 tỉ lệ điện hạt nhân chiếm toàn thể lượng điện cung cấp dự kiến là 11%, năm 2040-2050 sẽ lên tới 25%-30%.

6. Phần kết 

Tình trạng thiếu điện của Việt nam nhất định không phải là vấn đề có thể giải quyết trong thời gian ngắn. Nhưng nếu Việt Nam không kịp hành động thì ảnh hưởng sẽ không thể nào lường trước được.  Việc bán giá điện một cách thích hợp, thu hút đầu tư liên quan đến điện lực trong và ngoài nước là những việc làm cần thiết đối với sự phát triển và trưởng thành của ngành điện lực. Vì vậy chính phủ Việt Nam đang cố gắng giải quyết căn bản vấn đề thiếu điện bằng việc liên kết với các nước Đông Nam Á, xây dựng thể chế nhập khẩu điện, ký hợp đồng mua điện với các nước châu Á, thúc đẩy việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, gia tăng thêm nhà máy nhiệt điện. Nhưng những biện pháp này yêu cầu phải song song với thói quen tiết kiệm điện của người dân. Nếu không, với tình trạng như hiện tại thì tình trạng thiếu điện sẽ còn tiếp tục.

 

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan