Thuật ngữ đa tác vụ, đa nhiệm hay multitasking thường thấy rất nhiều trong công nghiệp máy tính, đề cập đến khả năng xử lý nhiều thuật toán hay vấn đề trong cùng 1 thời điểm. Nhưng đó là đối với máy tính, còn đối với con người, thường xuyên làm việc kiểu “ đa tác vụ” như thế có thể làm giảm năng suất của bạn. Tại sao ? Đơn giản là vì bộ não của bạn sẽ bị quá tải.
Thường xuyên đa tác vụ hay đa-nhiệm-mãn-tính (Chronic multitasking) sẽ làm giảm khả năng tập trung, trí nhớ và làm giảm cả khả năng chuyển đổi giữa các công việc khác nhau.
Bạn nên biết, khả năng tung hứng giữa các công việc là yêu cầu cơ bản khi bạn đi làm. Nhưng các nhà nghiên cứu gọi khả năng được-cho-rằng-đáng-ao-ước này dưới một tên khác, đó là: đa-nhiệm-mãn-tính (như đề cập bên trên)
Lý do mà khả năng này nghe có vẻ như 1 vấn nạn hơn là một phương pháp tăng cường hoạt động là bởi các nhà nghiên cứu đã nhiều lần chứng minh đi chứng minh lại rằng, tinh thần của con người không dành cho đa nhiệm (như vi xử lý của máy tính). Thậm chí còn tồi tệ hơn nữa, nghiên cứu đã cho thấy rằng đa nhiệm có thể gây ra những hậu quả lâu dài đến chức năng của não bộ.
Trong một nghiên cứu năm 2009, Clifford Nass, nhà nghiên cứu đến từ Standord, đã thử thách 262 sinh viên đại học hoàn thành một thí nghiệm đòi hỏi phải thay đổi giữa các nhiệm vụ, lọc bỏ thông tin không thích hợp và sử dụng trí nhớ. Nass và những sinh viên của ông dự đoán rằng những người thường xuyên làm việc đa nhiệm sẽ bỏ xa những người không làm việc đa nhiệm trong ít nhát là một số hoạt động.
Nhưng kết quả lại cho thấy điều ngược lại: Những người thường xuyên làm việc đa nhiệm hay gọi gọn là bị bệnh đa nhiệm mãn tính, về cuối trong cả 3 nhiệm vụ. Điều đáng sợ hơn: Chỉ có một trong các thí nghiệm thực sự đòi hỏi phải làm đa nhiệm, báo hiệu cho Nass rằng, thậm chí kể cả khi chỉ tập trung vào một hoạt động riêng lẻ, những người thường xuyên làm việc đa nhiệm cũng sử dụng bộ não của họ kém hiệu quả hơn rất nhiều.
Nói tóm lại, đa nhiệm là một điểm yếu, chứ không phải điểm mạnh (như mọi người thường nghĩ). Vào năm 2010, trong một nghiên cứu của các nhà khoa học thần kinh tại Cơ Quan Nghiên Cứu Y Tế Pháp INSERM, cho thấy rằng khi con người đồng thời tập trung vào hai nhiệm vụ một lúc thì mỗi bên của não sẽ đảm nhiệm một nhiệm vụ khác nhau.
Điều này dẫn đến kết luận rằng 2 nhiệm vụ cùng một lúc là giới hạn mà bộ não con người có thể gánh được. Đảm nhiệm nhiều việc một lúc làm tăng khả năng xảy ra lỗi hơn, do đó Nass đã đề nghị về một thứ mà anh ta gọi là nguyên tắc 20 phút. Thay vì thay đổi giữa các công việc mỗi phút, thì hãy dành ra hẳn 20 phút cho một việc riêng lẻ và sau đó hẵng đổi sang việc khác.
Mánh thứ 2 của Nass kaf : “Đừng để bị hút vào email”. Những nghiên cứu cho thấy những người làm việc chuyên nghiệp thường dùng khoảng 23% thời gian trong ngày để giải quyết email. Từ số liệu đó, Gloria Mark, đến từ Đại Học California, Irvine và sinh viên Stephen Voida đã thâm nhập vào một văn phòng, cắt email của 13 nhân viên, lắp đặt máy theo dõi nhịp tim và theo dõi cách sử dụng máy tính của họ. Không bất ngờ khi các nhân viên có vẻ bớt stress, áp lực hơn hẳn khi cắt bỏ email. Họ tập trung cho một nhiệm vụ trong một quãng thời gian dài và bớt đổi màn hình hơn bình thường, từ đó hạn chế được việc đa nhiệm.
Mark và Voida khuyên khích các nhà kinh doanh và nhân viên của họ giảm bớt thời gian check mail mỗi ngày và tắt các thông báo về email trong thời gian còn lại. Voida cho biết thêm: “Những câu hỏi nhanh tốt nhất nên được thực hiện bằng mặt đối mặt với nhau hoặc qua điện thoại, bởi vì ở đó sẽ không có một lượng lớn email mà bạn đã giải quyết xong xuất hiện”.
————————————————————-
Người dịch: Trungmaster, theo INC.
–————————————————————
Không khéo anh bị bệnh đa nhiệm rồi ? muốn thoát khỏi nó quá