Câu chuyện của công ty thực phẩm Kyushi
Trong bộ phận sản xuất của công ty thực phẩm Kyushi, đội ngũ nhân viên hàng ngày cùng nhau phấn đấu để hướng tới mục tiêu tạo ra những sản phẩm tươi ngon. Đặc biệt anh Shinkura, nhân viên mới gia nhập công ty từ tháng 4, anh là người luôn luôn tràn đầy nhiệt huyết và là người thổi những luồng gió mới cho công trường.
Vào một ngày đầu mùa hè năm 200X, ở công trường ngày hôm nay có điểm gì đó khác với mọi khi…
Matsuda: Các anh chị, hôm nay cũng cố gắng làm việc thật an toàn nhé! Ơ này Shinkura, có chuyện gì sao mà mặt anh có vẻ chán nản thế?
Shinkura: Kể từ khi vào công ty, tôi luôn có một câu hỏi trong đầu, không hiểu sao trên bảng hiệu công ty có ghi “Chất lượng là số 1”, vậy mà hằng ngày tại công trường anh đều nói “An toàn là trên hết” hoặc “chỉnh lý – sắp xếp ngăn nắp”, anh không nghĩ có điều gì mâu thuẫn trong đó sao?
Matsuda: Anh hãy nghe cho kĩ nhé. “Chất lượng” ở đây không đơn thuần là chất của quả trứng rán, mà nó còn bao gồm cả chất lượng của công việc. Do đó, tác nghiệp an toàn, chỉnh lý-sắp xếp ngăn nắp hay cả như đảm bảo đúng thời hạn giao hàng tất cả đều nằm trong tiêu chí của bảng hiệu công ty.
Shinkura: Nếu như vậy, ví dụ như việc kinh doanh hay như các hoạt động thân thiện với môi trường cũng đều hướng tới chất lượng đúng không ạ?
Matsuda: Đúng thế, bao gồm cả dịch vụ, mỗi người làm tốt phần việc của mình là điều rất quan trọng.
Shinkura: À, giờ thì tôi đã hiểu. Hôm nay tôi cũng sẽ cố gắng để hoàn thành tốt phần việc của mình!
Cơ bản và ứng dụng
Chất lượng là gì?
Từng công việc được hoàn thành tốt sẽ dẫn tới việc nâng cao chất lượng. Điều này đồng nghĩa với việc, trong bất kì một công ty, xí nghiệp nào không có một ai mà không liên quan tới chất lượng.
Vậy việc hoàn thành tốt công việc của bạn tại công trường là gì? Việc suy nghĩ về “sự đa dạng của chất lượng” và thực hành về nó sẽ là bước đầu tiên trong quản lý chất lượng.
Nội dung được giới thiệu bao gồm:
• Chất lượng là gì?
• Cách suy nghĩ có quan hệ mật thiết với chất lượng.
1. Chất lượng là số 1
2. Market-in
3. Công đoạn sau là khách hàng
4. Quản lý quy trình
5. 3L (Lãng phí, lộn xộn, lao lực)
6. 4M và xếp tầng
7. Phân bố không đồng đều
Bonus:
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 những món hàng có nguồn gốc từ Nhật Bản được biết tới là đồ rẻ tiền và kém chất lượng. Nói cách khác cụm từ “Made in Japan” đã được sử dụng như một danh từ chỉ những món đồ như thế .Trong quá trình kiểm tra, bộ phận quản lý chất lượng của các nước Âu Mỹ đã loại bỏ các sản phẩm không đạt yêu cầu và thẳng thắn thông báo với phía Nhật Bản về cách thức quản lý chất lượng yếu kém này. Kể từ đó, Nhật bắt đầu chuyển mình sang một giai đoạn mới-giai đoạn quản lý chất lượng không để phát sinh các sản phẩm không đạt yêu cầu trong quá trình sản xuất.
Tiến thêm một bước, để đáp ứng và làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, toàn bộ nhân viên công ty bao gồm cả bộ phận kinh doanh và tiếp cận khách hàng đều tham gia vào vệc nâng cao chất lượng. Bằng sự nỗ lực , “Made in Japan” đã lật ngược cách suy nghĩ đã tồn tại trước đó. Giờ đây cụm từ này được sử dụng như một danh từ chỉ những sản phẩm bền và đẹp.
Không còn gì phải nghi ngờ, chính chất lượng là nguồn động lực thúc đẩy sự phát triển cao độ của Nhật Bản sau thế chiến thứ 2.
Bài viết này được viết vào năm 2009, vào thời điểm mà đồ điện gia dụng Nhật Bản đang giảm dần, thay vào đó là sự vươn lên của sản phẩm nhập ngoại. Vài năm trở lại đây, Nhật cũng phát sinh nhiều vụ việc có liên quan tới vấn đề chất lượng. Ý nghĩa của cụm từ “Made in Japan” vì lẽ đó mà cũng đang bị “lung lay”.
Vậy gần đây cụm từ “Made in Japan” đang biến đổi như thế nào ? Chắc hẳn mọi người đang liên tưởng tới những cụm từ như “sản phẩm mang tính xã hội” , “sản phẩm thân thiện với môi trường” hay “tự động hóa” đúng không?
Vì hạnh phúc của những thế hệ tiếp theo, chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ lại khái niệm “chất lượng” và xem nó như một nguồn động lực để tạo ra những sự thay đổi mới.
Phần 8: Giá thành và chất lượng, ưu tiên cái nào?
Một cuốn sách chuyên về quản lý chất lượng của Nhật Bản em ạ.
Cho em hỏi, bài chuyên đề này được dịch ra từ sách gì vậy?
[…] 7: Chất lượng là gì? Bài viết liên quan: Kỳ 5: Trang bị kiến thức về QC Kỳ 7: Chất lượng là gì? […]