Nếu phải lựa chọn bước đi trên con đường thoải mái và sống một cuộc đời vui vẻ và con đường vất vả nhưng vẫn có thể sống một cuộc đời vui vẻ, bạn chọn con đường nào?
Nếu là tôi, không cần phải băn khoăn nhiều, tôi sẽ chọn con đường thoải mái và có thể sống một cuộc đời vui vẻ. Tôi nghĩ rằng những độc giả đang cầm trên tay cuốn sách này cũng có cùng suy nghĩ với tôi.
Con người vốn dĩ ghét sự vất vả và đương nhiên cũng ghét sự phiền phức.
“Nếu có thể chúng ta luôn muốn né tránh việc vất vả và lựa chọn việc thoải mái”.
Tôi mong rằng bạn hãy hiểu điều này là đương nhiên và chúng ta không nhất thiết phải phủ định cảm xúc đó.
Nếu suy nghĩ như vậy, chúng ta luôn có tinh thần tích cực.
“Tôi muốn mình tuyệt vời hơn. Tôi muốn mình bảnh bao hơn. Tôi muốn mình xinh đẹp hơn. Tôi muốn mình kiếm được nhiều tiền hơn. Tôi muốn mình được thưởng thức nhiều món ăn ngon hơn.”
Thế nhưng, xin hãy đợi một chút, để có thể sống một cuộc đời tốt đẹp hơn, bạn có nghĩ rằng mình phải thật cố gắng không?
“Hành động là chìa khóa của mọi thành công”
Mọi người cũng đã biết rằng đây là câu nói nổi tiếng của Picasso. Quả thật, dù ở thời đại nào đi nữa thì chìa khóa cho mọi thành công chỉ có thể là hành động. Không hành động, chúng ta không thể xây dựng một cuộc sống tốt hơn.
Trong con người chúng ta đang tồn tại một bản thân mong muốn làm những việc thoải mái và một bản thân mong muốn mình có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Để giải quyết sự mâu thuẫn này, chúng ta cần phải suy nghĩ làm sao để điều khiển bản thân vừa hành động và vừa cảm thấy tự do tự tại.
Chủ đề của cuốn sách này tuy với mục đích lý giải sự khác biệt giữa thói quen của “Người có năng lực hành động” và “Người không có năng lực hành động”. Nhưng “Người có năng lực hành động” không phải là người gò ép bản thân mình vận động. Mà là người biết làm thế nào để bản thân có thể vận động bản thân một cách thoải mái.
Ngược lại, “Người không có năng lực hành động” là người gò ép bản thân vận động, và rồi thất bại. Dù sao, việc gò ép bản thân vận động dù thế nào đi nữa cũng sẽ rất vất vả tiêu hao năng lượng.
Hơn nữa, như điều tôi đã giải thích vừa nãy, chúng ta luôn chìm trong trạng thái mà tâm lý học gọi là “Sự bất lực do huấn luyện”.
Từ ngày mai tôi sẽ thực hiện giảm cân, nhưng rốt cuộc việc giảm cân luôn bị trì hoãn từ ngày này sang ngày khác. Lần này, tôi dự định dành thời gian sẽ hoàn thành công việc xong sớm nhưng rốt cuộc tôi vẫn phải thức tới đêm và hoàn thành sát giờ…
Các việc như thế này cứ lặp đi lặp lại sẽ khiến suy nghĩ “Mình đúng thật là vô dụng”, “Mình thật là lười nhác” sẽ bị thấm dần trong chính con người mình. Đây chính là sự bất lực do huấn luyện.
Và như vậy, bạn sẽ rơi vào trạng thái không thể hành động giống như câu nói của Picasso: “Ngăn cản sự thành công”
Bản thân tôi trước đây quả đúng là như vậy. Từ khi còn học tiểu học, tôi rất kém trong học tập cũng như chơi thể thao. Việc tôi có đi học thêm đến tối muộn cũng chỉ do bị bắt buộc mà thôi. Khi năm đầu tiên cấp 3, trong cuộc thi, tôi đã rơi vào nhóm có điểm thấp hơn 30 điểm so với điểm trung bình của học sinh cả nước.
Đúng thực, lúc đó tôi chỉ có duy nhất một suy nghĩ là “Mình thật là vô dụng, mình làm gì cũng hỏng”. Dù tôi đã cố gắng theo sức của mình, đã thử sức hết lần này tới lần khác nhưng rốt cuộc luôn kết thúc bằng thất bại.
Tức là, không cần phải bàn cãi gì nữa, tôi chính là người “không có năng lực hành động” đã được đề cập trong bài này.
Tuy nhiên, con người hoàn toàn có thể thay đổi. Nếu bạn cảm thấy rằng “Mình thật lười biếng” nhưng bạn vẫn có suy nghĩ muốn thay đổi bản thân thì có một sự thật mà tôi muốn bạn biết.
Đó là “Nếu bạn càng gò ép bản thân mình hoạt động thì bạn càng dần bị lún sâu vào hố giống như hố bẫy kiến của những chú bọ”.
Mặt khác, “Người có năng lực” lại mang trong mình phương thức chiến thắng để vận động chính mình. Ngay bây giờ, bạn hãy vứt bỏ cái quan niệm cố hữu rằng phải bắt bản thân vận động đó đi, và hãy tập trung tạo cho mình thói quen hành động ngay đi nào.
[divider]
Tham khảo sách: Thói quen của người có năng lực hành động và người không có năng lực hành động.
Nguyễn Trang.