Nhật Bản tìm kiếm giải pháp thay thế cho hệ thống trả lương

Sẽ rất đơn giản để tìm ra ai là người nhận lương cao nhất trong một văn phòng của Nhật: Hãy tìm người làm việc lâu năm nhất. Ở Nhật, bạn làm việc cho công ty càng lâu, lương của bạn càng cao.

Hệ thống này đã bắt đầu tại Nhật từ những năm 1950.

Trong thời kì bùng nổ kinh tế, hệ thống này của Nhật hoạt động tốt nhờ sự kết hợp với thị trường lao động của họ – sự bảo đảm công việc suốt đời. Do vậy, các công ty có thể tăng lương như sự đền đáp cho sự trung thành của nhân viên.

Ở Nhật rất phổ biến việc các công ty trả lương rất thấp cho các sinh viên mới tốt nghiệp – những người vừa đi làm và còn đang trong quá trình đạo tạo. Ngay cả hiện nay, lương khởi đầu trung bình tại Nhật chỉ khoảng 22.000$/năm. Trong khi đó ở Anh là 40.000$/năm, ở Mỹ là 50.000$/năm.

Tuy nhiên, hệ thống trả lương theo năm lao động tại Nhật đã bắt đầu lung lay sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế những năm 1990.

 

Hệ thống mới?

Các công ty cần phải tái cấu trúc hoạt động, cắt giảm chi phí, và trong nhiều trường hợp, họ phải cắt giảm nhân lực. Những người bị cho thôi việc rất “sốc” vì họ từng nghĩ cuộc sống của họ sẽ ổn định, họ sẽ nhận lương hưu sau những năm tháng cống hiến.

“Điều đó giống như một người nhận ra họ bị vợ (chồng) mình phản bội vậy” – Dẫn lời của giám đốc Toshiaki Matsumoto – Hiệp hội quản lý nhân sự xã hội.

Khi không có sự bảo đảm công việc cả đời, người lao động trẻ bắt đầu tìm kiếm những lựa chọn khác thay vì chấp nhận mức lương khởi điểm thấp từ công ty đầu tiên thuê họ. Ngày càng có nhiều câu hỏi đặt ra về tính hợp lý của việc trả lương cho những người lao động lâu năm nhiều hơn những người trẻ.

“Quản lý của tôi bằng cỡ tuổi cha tôi”, – Dẫn lời của Takato Oku, một nhân viên 29 tuổi vào làm việc tại một công ty truyền thống của Nhật ngay sau khi tốt nghiệp.

Giữa Takato Oku và người quản lý đó vẫn còn nhiều tầng quản lý trẻ khác nữa. Anh ấy biết rằng sẽ còn nhiều năm nữa mới đến lượt mình được thăng chức.

Vậy nên Takato Oku quyết định nghỉ việc và tham gia vào công việc tại một công ty quảng cáo có tên CyberAgent. Công ty được thành lập năm 1998, được biết đến với mức lương khởi điểm cao và hệ thống lương tính theo thành quả. Trong vòng 2 năm, anh Oku đã vượt lên và được làm quản lý.

 

Sự thay đổi chiến lược

“Ban đầu, có chút khó khăn với tôi khi quản lý những người lớn tuổi hơn, cũng như làm việc với sếp trẻ hơn mình, nhưng tôi thích cách công ty trả lương cho nhân viên dựa trên sự thể hiện của họ, không phải bởi tuổi tác” – Anh Oku cho biết.

Ông Tetsuhito Soyma, giám đốc điều hành quản lý nhân sự của CyberAgent cho biết: “Rất nhiều người điều hành – kể cả người sáng lập của chúng tôi – từng làm việc tại những công ty truyền thống của Nhật. Họ cảm thấy không phù hợp vì không phải ai bằng tuổi cũng có cùng năng lực như nhau”.

“Hình thức tổ chức của chúng tôi tạo ra nhiều cạnh tranh hơn và dĩ nhiên sẽ tạo sự ganh tị hoặc khó chịu cho những người lớn tuổi khi thấy người trẻ hơn họ được thăng chức trước. Tuy nhiên chúng tôi đã xác định chính sách này ngay từ những ngày đầu, và tôi nghĩ nó sẽ giúp chúng tôi cạnh tranh với những người công ty lâu đời”.

 

Những nỗ lực thất bại

Những công ty lớn và truyền thống của Nhật đã và đang tìm cách thay đổi.

Những công ty lớn như Sony hay Hitachi cũng đang thông báo họ sẽ bỏ hệ thống tiền lương theo năm lao động. Họ quyết định sẽ thử mô hình của phương Tây, nơi mà tiền lương được quyết định dựa trên năng lực và sự thể hiện của nhân viên.

Nhưng họ gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ. Không chỉ một số nhân viên cảm thấy rất khó để chấp nhận, cả những người quản lý cũng gặp vấn đề khi đột nhiên phải đánh giá công việc của nhân viên một cách kĩ lưỡng hơn, dựa trên thành quả của họ.

Ví dụ, công ty máy tính Fujitsu là một trong số những công ty đi đầu trong việc thay đổi hệ thống tiền lương vào năm 1993, nhưng sau đó không được chấp nhận khiến họ phải nhìn lại.

Chưa kể đến việc Nhật bản đang đối mặt với thời kì khó khăn, khi rất nhiều công ty đang thoi thóp tìm cách làm hồi sinh công ty của họ.

“Chỉ việc thay đổi chính sách nhân sự sẽ không cứu được việc kinh doanh, trừ khi các công ty có đủ lợi nhuận để trả lương đủ hậu hĩnh cho nhân viên, bằng không họ chỉ tạo ra những cuộc canh tranh không tốt giữa các nhân viên”. – Dẫn lời của cố vấn nhân sự Matsumoto.

 

Áp lục từ chính phủ

Nhưng những năm gần đây, từ phía Thủ tướng Shinzo Abe đã có những tác động nhằm thay đổi thị trường lao động của Nhật Bản. Những công ty lớn một lần nữa thông báo kế hoạch của họ trong việc thay đổi chính sách tiền lương.

Những công việc làm cả đời, thứ xưa nay luôn đi cùng với hệ thống lương đặc biệt của Nhật, đã sẵn sàng đi vào hồi kết.

Năm 2014, khảo sát từ chính phủ cho biết một nửa những người trẻ dưới 35 tuổi không còn làm cho công ty đầu tiên nữa, việc thay đổi công việc giữa chừng đang trở nên phổ biến hơn.

Tuy nhiên, theo như công ty CyberAgent, mặc dù thay đổi văn hoá xí nghiệp Nhật là cần thiết, nhưng họ sẽ cố gắng giữ lại các “hợp đồng trọn đời”.

“Tôi không nghĩ hai hệ thống này phải đi cùng với nhau” – Dẫn lời ông Soyama, phụ trách phòng nhân sự.

“Nếu bạn phân tích những công ty Nhật đang phát triển tốt theo xu hướng thế giới, bạn sẽ thấy điểm mạnh của họ là tinh thần làm việc nhóm của nhân viên. Và chúng tôi muốn kết luận rằng việc tuyển dụng lâu dài có kết quả tốt hơn cho chúng tôi”.

Những công ty ngày nay luôn đưa ra những sự đãi ngộ hấp dẫn.

Trong khi quyền xin nghỉ của đàn ông khi vợ họ sinh con còn đang được tranh luận sôi nổi tại nhiều công ty, CyberAgent thậm chí đã cho phép nhân viên của họ nghỉ phép để đi chữa vô sinh.

Hệ thống tiền lương theo năm lao động có vẻ như sắp kết thúc.

Tuy nhiên, các công ty của Nhật cần có những hệ thống riêng phù hợp với họ trong giai đoạn đang bắt đầu áp dụng mô hình của các nước phương Tây.

 

Biên dịch: Nguyễn Đăng Vũ
Theo bbc.com

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan