Robot tự động tìm và thu nhặt các sinh vật dưới đáy biển

Đại học Tokyo và đại học công nghiệp Kyushu đã phát triển một robot cỡ nhỏ có khả năng bắt được những sinh vật sống dưới đáy biển. Con robot này có khả năng thu được những sinh vật hoặc khoáng vật dưới đáy biển làm mẫu vật một cách dễ dàng mà không cần dùng những chiếc tàu trinh thám cỡ lớn. Không chỉ tìm ra được những sinh vật quý hiếm dưới đáy biển, con robot này còn tỏ ra hiệu quả trong việc tìm ra những nguồn tôm cá và kim loại.

Vào tháng 3, robot được phát triển có tên Tuna-Sand 2 đã lặn xuống độ sâu 100m tại vùng biển tỉnh shizuoka và thành công trong việc tự động thu lượm, mang về vỏ sò từ đáy biển. Đây là robot đầu tiên có khả năng thu thập mẫu vật từ đáy biển một cách tự động.

Con robot này vừa di chuyển theo một trương trình đã được cài đặt từ trước vừa chụp lại những bức ảnh của đáy biển. Từ những tấm ảnh này, chúng ta có thể biết được đặc điểm địa hình, màu sắc của vùng đáy biển, và từ đó có thể tìm ra những loại sinh vật ở khu vực đáy biển đó. Sau khi tìm ra được những sinh vật biển này, con robot này sẽ bắt chúng bằng cách sử dụng lực hút từ một cái ống có đường kính 5cm. Trong thí nghiệm này, robot Tuna-Sand 2 không chỉ thu được những chiếc vỏ sò được chuẩn bị sẵn mà còn tìm ra và thu lại được những chiếc vỏ sò tự nhiên khác.

Trong thí nghiệm được thực hiện trong tháng 3, đầu tiên robot sẽ gửi ảnh về tàu, sau đó các nhà nghiên cứu sẽ thẩm định trước khi quyết định có bắt con mồi hay không. Tuy nhiên con robot này cũng có khả năng tự đưa ra quyết định và tự đánh bắt. Các nhà nghiên cứu đang suy nghĩ về việc đưa vào sử dụng trí thông minh nhân tạo cho chúng.

Tuy vậy, trong hình thức truyền tín hiệu lên mặt biển, trong khoảng thời gian thẩm định những bức ảnh được gửi, robot vẫn tiếp tục di chuyển, do đó nếu quyết định chọn, robot phải quay trở lại vị trí cũ để thu mẫu vật. Hiện nay, không chỉ việc đưa robot về vị trí đã được phát hiện một cách chính xác, việc điều khiển nó theo đúng tư thế khi đi qua đã được cải thiện. Chiều dài của chiếc ống dùng để hút mẫu vật cũng được rút ngắn hơn so với ban đầu. Con robot được phát minh năm 2015 nhưng ông Harumi Sugimatsu – một nhà nghiên cứu từ viện nghiên cứu sản suất đại học Tokyo cho hay: “phải tốn một khoảng thời gian để có thể phát biểu về sự đưa vào sử dụng thành công của robot”.

Cho tới nay, việc thu thập các mẫu vật dưới đáy biển không thể thực hiện được nếu không dùng tàu ngầm cỡ lớn có người lái hoặc những tàu trinh thám có nối cáp để điều khiển từ xa bởi con người. Tuy nhiên, để sử dụng được phương pháp này, chúng ta cần những tàu trinh thám cỡ lớn, rất khó để thu được mẫu vật một cách dễ dàng.

Con robot được phát triển có chiều dài 1,4 m, chiều ngang 1,2m, chiều cao 1,3m và trọng lượng 380kg. Với kích thước của chiếc tủ lạnh, chúng ta có thể dùng những tàu đánh cá cỡ nhỏ để vận chuyển và sử dụng. Với khả năng lặn xuống độ sâu 2000m và hoạt động trong 8 tiếng đồng hồ, robot có thể dễ dàng khảo sát, thu thập và mang về mẫu vật từ đáy biển.

Con robot này đang nhắm tới việc đánh bắt những sinh vật quý hiểm tập trung ở những vùng đáy biển có dòng biển nóng. Bằng việc khảo sát một cách cơ động, chúng ta không chỉ có thể nghiên cứu được sự sinh sống của các loài sinh vật, mà còn biết được sự thay đổi trong sự phân bố sinh vật dựa theo khoảng thời gian trong ngày hay theo thời tiết.

Nếu như có thể tìm hiểu kĩ càng về gen của các loài sinh vật được tìm thấy, chúng ta có thể tìm ra được các loại thuốc mới. Ở vùng đáy biển xung quanh Nhật Bản, chúng ta cũng có thể sử dụng robot này để phục vụ cho việc khảo sát khoáng vật ví dụ như những lớp bùn có chứa rare-earth (nguyên tố hiếm trong lòng đất).

Những nghiên cứu về các loài sinh vật và tài nguyên dưới đáy biển chỉ mới được bắt đầu. Những con robot này không chỉ giúp ích cho các nghiên cứu khoa học về sự tiến hóa và sự đa dạng của sinh vật biển, mà còn có triển vọng trong những nghiên cứu liên quan đến ngành sản xuất.

 

Biên dịch: Lê Hữu Thiện

Theo báo Nikei – Nhật Bản

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan