Tập thể làm việc nhanh tư duy về thời gian, tập thể tăng ca suy nghĩ về giá trị.

Hiện tại, những đồ vật tôi đang sử dụng vào buổi sáng gồm có: bàn chải đánh răng, dầu gội, máy sấy…Khi còn trẻ, do kinh tế không được dư dả nên những đồ có giá cả mềm luôn là sự ưu tiên hàng đầu của tôi. Càng lớn suy nghĩ của tôi dần thay đổi: Giá thành có cao cũng được, không sao! Vì những đồ vật chất lượng cao, tính năng hiện đại sẽ giúp tiết kiệm thời gian.

Ví dụ: Khi sử dụng khăn tắm, nếu mua chiếc khăn rẻ khả năng thấm nước của nó kém hơn so với khăn thông thường khiến mất thời gian. Hơn nữa, cảm giác không thoải mái do mỗi sáng không thấm hết nước sẽ khiến bạn cảm giác khó chịu. Mấy sấy tóc khi sử dụng đồ rẻ khiến thời gian sấy lâu hơn và gây tổn hại tóc. Ngày nay, máy sấy chất lượng có tích hợp hệ thống hiện đại và chức năng căn chỉnh “lượng gió, tốc độ, điện áp” sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian đáng kể.

Tôi có một câu hỏi như sau: “Với hai chiếc máy cạo râu có giá 4 sen yên và 10 sen yên, bạn sẽ chọn cái nào?” (1sen yên tương đương 200 nghìn đồng).

Câu hỏi trong buổi chia sẻ gần đây do tôi thực hiện liên quan đến chủ đề “quản lý thời gian tránh làm việc tăng ca”.
Chỉ với thông tin đơn giản trên chắc hẳn bạn sẽ chọn ngay chiếc máy có giá 4sen. Nhưng vẫn còn nội dụng sau đó, với “chiếc máy 4sen mặc dù có lợi về kinh tế, nhưng mỗi ngày bỏ ra 10 phút sử dụng vẫn còn sót lại chút vùng lông. Ngược lại, máy 10sen chỉ mất 3 phút mỗi ngày và đem lại cho bạn khuôn mặt sáng sạch bong”.

Nếu so sánh về tiền bạc thì rõ ràng chọn lựa đầu tiên sẽ tiết kiệm hơn cho bản thân6sen yên. Nhưng nếu nhìn về thời gian mỗi ngày thì bạn lại mất đi 7 phút cho mỗi buổi sáng. Nếu sử dụng trong 5 năm, thì chênh lệch mỗi ngày chỉ mất 4 yên. Chỉ 4 yên mà bạn chịu lãng phí đi 7 phút mỗi ngày? Bạn có chấp nhận chi ra 4 yên để lấy 7 phút mỗi ngày? Nếu tư duy theo cách này tôi dám chắc sẽ không ít người sẽ chọn chiếc máy cạo có giá 10 sen.

Giá trị của đồ vật không chỉ là tiền bạc mà điều cần thiết tiếp đó, cần phải suy nghĩ là số lần có thể sử dụng, thời gian sử dụng hay cảm giác sử dụng. Nói hơi quá một chút “hãy dùng tiền mua thời gian”. Những nhà kinh doanh thường cho rằng: “vấn đề này tôi biết, hiểu rõ mà”, thế nhưng khi đến công ty còn đó nhiều sản phẩm họ chưa thể Kaizen.

Ví dụ ngay về chiếc máy tính xách tay đem lại tốc độ xử lý công việc chậm.

Dù là loại ngành nghề nào chiếc máy tính đều đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt là các công việc văn phòng với tần suất hoạt động cao. Còn có nhiều người dành nửa ngày của mình ngồi trước máy tính. Với tốc độ xử lý của chiếc máy “rùa bò” việc tiêu hao thời gian là cực kỳ lớn. Mặc dù nhân viên có làm việc nhanh, giỏi đến mức nào sẽ chẳng có ý nghĩa bởi việc tiêu tốn thời khi máy xử lý chiếm quá nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang đánh mất đi thời gian tập trung. Việc xử lý chậm, âm thanh ồn. Chất lượng công việc đi xuống sẽ tích tụ lỗi khiến ảnh hưởng vô cùng lớn đến các thành viên xuất sắc trong một team.

Tôi không có ý nói đến việc: “Bạn hãy mua, chọn sản phẩm đắt”

Mà hãy nâng cao năng suất làm việc hơn so với việc tiết kiệm. Tôi chỉ khuyên bạn nên mua những công cụ giúp bạn duy trì khả năng tập trung, khiến công việc hoàn thành nhanh chóng.
Nếu người làm việc bị hiệu suất giảm khiến thời gian tăng ca thì thà sử dụng tiền thù lao tăng ca để sắm cho bản thân một sản phẩm tốt để dùng còn hơn.

Trở lại câu chuyện về chiếc máy cạo râu, tôi sẽ có cho bạn một sự lựa chọn ngoài việc bạn phải phân vân “chọn chiếc máy 4sen hay 10sen?”. Đó là không mua. Tôi là một nhân viên văn phòng nhưng tôi hiếm khi cạo râu và việc này không quá cần thiết. Với công việc, bạn có thêm sự lựa chọn: “không làm” với các công việc được lên sẵn từ đầu hay với cách làm cũ do không thực sự cần thiết. Vì vậy, bạn có thể rút ngắn thời gian ngay lập tức khi nhận thấy những việc không quá cần bằng việc đưa thêm cho bản thân sự lựa chọn đó là: “không thực hiện”.

Point: Tập thể làm việc nhanh suy nghĩ từ chi phí đến hiệu quả. 

Theo cuốn: Những thói  quen trong tập thể quyết định tốc độ công việc.

 

Biên dịch: Trọng Nhân.

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments