Giấc ngủ và công việc

“Người làm việc nhanh” ngủ trưa, “người làm việc chậm” dậy rồi ngủ tiếp.

 

Để dậy sớm, bạn đi ngủ sớm. Và sáng hôm sau, bạn thức dậy lúc 3 giờ. Vậy bạn sẽ làm gì?

Có lẽ đa số sẽ nghĩ “ngủ tiếp thôi”, và chìm tiếp vào giấc ngủ. Đây là điều mà ai cũng biết: dậy rồi ngủ tiếp.

Hãy bỏ thói quen này, ngay khi thức dậy hãy cố vùng dậy luôn. Sau đó, thời gian ngủ bị thiếu bạn hãy bổ sung sau vào giấc ngủ trưa. Đây là cách làm của “người làm việc nhanh”.

Vì con người mang trong mình một chiếc đồng hồ sinh học rất ưu tú, vậy nên chúng ta có thể thức dậy vào lúc mình muốn. Chắc hẳn bạn cũng có trải nghiệm về chuyện này. Khi bắt buộc phải dậy sớm, bạn chuẩn bị để mình dậy được đúng giờ, nhưng thực ra bạn đã thức giấc ngay trước đó một chút.

Bạn tự đặt ra cho mình “Dậy lúc …”, “đi ngủ lúc …” để thời gian ngủ đủ dài, khi đó bạn sẽ tỉnh táo khi thức giấc.

Tôi cũng vậy, sau khi đặt ra cho mình giờ giấc như thế, cho dù có phải dậy sớm cỡ nào tôi cũng dậy được. Nghe có vẻ như dối trá, nhưng bạn hãy thử xem.

 

Vậy tại sao “dậy rồi ngủ tiếp” lại xấu? Phải chăng chuyện không tự giác số giờ ngủ và giờ thức giấc, dậy sớm rồi lại đi ngủ tiếp rất xấu?

Nếu làm như vậy, cảm giác của bạn sau khi thức giấc sẽ khó chịu, hơn nữa giờ bạn thức giấc muộn hơn giờ mà bạn nghĩ. Tôi cũng đã trải qua chuyện này rất nhiều lần. Vì tôi đã trải nghiệm rất nhiều lần nên tôi đã suy nghĩ về cách làm để phòng chống vấn đề “dậy rồi ngủ tiếp”.

Kết luận.

Phương pháp phòng chống “dậy rồi ngủ tiếp” là “Nếu bạn chợt tỉnh giấc, cho dù có sớm hơn giờ bạn muốn dậy thì cũng thức dậy luôn”.

Nếu lỡ tỉnh giấc trước giờ mong muốn, hãy thức dậy luôn, ngay lập tức bắt đầu công việc. Có thể không ngủ đủ giờ, nhưng tôi nghĩ sức tập trung của bạn có thể tiếp tục trọn vẹn trong buổi sáng.

Đối với người nếu dậy sớm bạn cũng không thể bắt tay luôn vào công việc, khi đó hãy cố gắng đến nơi làm việc thật sớm, bắt đầu công việc. Sáng sớm sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian đi đến nơi làm việc, lại vừa có thể xúc tiến công việc sớm hơn, vậy nên bạn sẽ trở thành “người làm việc nhanh”.

 

Hơn nữa, thức dậy sớm và không đi ngủ lại, bắt tay vào làm việc một thời gian, bạn sẽ buồn ngủ. Khi đó sẽ là thời gian “ngủ trưa”.

Khi suy nghĩ về năng suất làm việc, công cụ mạnh nhất có thể nói tới là “ ngủ trưa”.

Chắc hẳn bạn cũng đã có kinh nghiệm trong việc này. Khi có một giấc ngủ trưa khoảng 15 phút, năng suất công việc sau đó sẽ tăng lên”.

 

 

Tôi thường nghĩ nên có chế độ cho Siesta.

Siesta là thói quen ngủ đủ giấc vào buổi trưa của người Tây Ban Nha, cho dù chỉ 15 phút cũng được nên tôi nghĩ nên có quy định cho phép ngủ trưa (Ví dụ nên có “phòng ngủ trưa” ở các công ty).

Bằng việc ngủ trưa, hiệu quả làm việc tốt lên, và bạn trở thành “người làm việc nhanh”. Khi nghĩ về vấn đề sức khoẻ con người, tôi nghĩ đây là chuyện cần thiết.

 

Biên dịch: Phạm Duy.

Theo cuốn: Người làm việc nhanh, người làm việc chậm.

.

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan