Ăn cắp thế nào mới đúng ?

Ăn cắp là không tốt. Người lớn, bố, mẹ, thầy cô luôn dạy tôi như vậy.

Nhưng khi bắt đầu tiến vào thị trường lao động, tôi đã bị sốc. Bởi vì không chỉ việc “ăn cắp” một ý tưởng hay được rất nhiều người khuyến khích, mà nó còn trở thành điều kiện cần để làm việc sáng tạo và hiệu quả.

Tất nhiên, bạn không thể đơn giản cứ “ăn cắp” là xong. Với vị trí là một nhà thiết kế hình ảnh (visual designer) phụ trách mảng trải nghiệm khách hàng và làm nội dung quảng cáo, nếu tôi ăn cắp, cả thế giới sẽ biết. Tôi nhận ra rằng, việc nghiên cứu những thiết kế khác cho khách hàng không chỉ quan trọng mà còn là một cách học hiệu quả.

Ranh giới giữa “lấy cảm hứng” và “ăn cắp” thường rất mong manh. Khi bạn tái hiện một ý tưởng hay sẽ luôn có lằn ranh mà nếu vượt qua bạn sẽ trở thành “đạo sĩ”, còn người lại sẽ là “khéo léo”.

Dưới đây là bốn nguyên tắc để bạn duy trì sự “ăn cắp” ở mức chấp nhận được.

Ăn cắp để học hỏi

Nếu bạn là một người thường xuyên đến bảo tàng nghệ thuật, chắc hẳn bạn sẽ gặp những sinh viên đang ngồi vẽ trước những bức tượng của Rodin hoặc Degas. Những sinh viên đó không phải những kẻ lười biếng, muốn copy những tác phẩm cổ điển thành của mình. Ở đây họ đang học các kỹ thuật cổ điển thì đúng hơn. Đơn giản, bạn sẽ không thể là Picasso thế hệ tiếp theo nếu bạn chưa có kỹ thuật tốt như Picasso được, đúng không ?

Bạn có hâm mộ nhà thiết kế (designer) nào không? Hãy học hỏi họ. Hãy học “ngôn ngữ” của họ trong ngành và phát triển kỹ năng của bản thân. Đừng ăn cắp những tác phẩm như là sản phẩm do chính bạn tạo ra. Khi tôi còn là một sinh viên, những tác phẩm của Massimo Vignelli đã dạy cho tôi cách sử dụng lưới (grid). Và sau này những tác phẩm của Paula Scher đã chỉ cho tôi cách bỏ qua lưới khi cần thiết. Nhờ học hỏi từ những tác giả và tác phẩm đầy sáng tạo đó mà tôi đã có đủ công cụ và kiến thức để tạo ra những tác phẩm của riêng mình.

Phân tích nguồn ý tưởng

Khi bạn đi tìm kiếm ý tưởng, những website như Awwwards.com sẽ rất dễ khiến bạn bị phân tán tư tưởng. Nhưng việc giới hạn ý tưởng tham khảo ngược lại cũng có thể giới hạn suy nghĩ của bạn. Thêm vào đó, nếu chúng ta đều sử dụng cùng mẫu tham khảo thì sẽ rất khó để tạo ra tác phẩm có tính nguyên bản.

Khi đi tìm kiếm ý tưởng, tôi thường tìm những “chất liệu”, càng khác chất liệu mà đối thủ của khách hàng tôi đang sử dụng thì càng tốt. Giả sử bạn là một nhà quay phim cho một thương hiệu thời trang đang muốn quảng cáo bộ màu sắc cho mùa hè của họ. Hãy nhìn xa khỏi những quảng cáo thương mại của đối thủ. Hãy tìm hiểu để biết màu sắc có thể sử dụng để lôi kéo cái nhìn của khách hàng như thế nào. Những điều này sẽ gợi ý cho bạn những giải pháp mà người khác có thể đã bỏ lỡ. Tôi thường lấy ý tưởng từ nhiều nơi: giấy in, app điện thoại, kiến trúc, nội thất, … để giúp bản thân luôn mở cho những giải pháp thông minh.

Đặt câu hỏi tại sao bạn thích ý tưởng đó

Nếu có một ý tưởng bạn yêu thích, hãy đánh giá tại sao bạn lại thích nó. Cái gì làm cho ý tưởng đó hiệu quả ? Bảng màu của nó có giúp tạo dựng phong cách mà khách hàng bạn đang tìm kiếm không ? Cách trình bày của ý tưởng này có khiến khách hàng phải đi đến hành động hay không ? Hãy xác minh những điều đó và chuyển hoá thành chiến thuật trong bộ công cụ sáng tạo của bạn. Và như thế khi cần bạn sẽ có thể sử dụng chiến thuật đó ngay lập tức.

Nắm bắt rõ thế mạnh của những giải pháp thiết kế, bạn tự đặt mình vào vị trí một người học hỏi, lấy cảm hứng hơn là một kẻ ăn cắp mù quáng.

Chọn ý tưởng phù hợp

Trong đa số trường hợp, sự tương đồng luôn là tốt nhất.

Hãy thử quan sát những dịch vụ streaming (truyền dữ liệu trực tuyến). Giao diện của Netflix, Hulu, HBO GO,… hầu hết đều đi theo một thiết kế tương tự nhau, giúp tăng cường khả năng tìm kiếm. Thanh điều hướng trên cùng thường ít phô trường, trong khi các nội dung đặc sắc được đặt vào một slider. Những thương hiệu này chắc chắn đã học hỏi từ nhau, nhưng thật khó để kết luận là họ đã “đạo” lẫn nhau. Trải nghiệm đồng nhất thực ra lại có ích cho người sử dụng nhiều hơn.

Bất kể nhiệm vụ của bạn là gì, công việc của một designer là tạo ra sự đồng cảm với các khán giả. Bạn có thể được điều đó với một thiết kế nguyên bản, hoặc một concept thông dụng theo một cách mới đều không thành vấn đề.

[divider]

Biên dịch: Trungmaster, theo FastCoDesign

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan