Nếu cứ chỉ giao cho nhân viên K mục tiêu như trên chắc chắn cậu sẽ phản bác lại hoặc dẫu có nhận đi chăng nữa thì tinh thần làm việc cũng giảm sút. Vì thế tôi đã quyết định thiết lập mục tiêu thành 2 giai đoạn.
Nhiều người công nhận rằng mục tiêu phải là “thành quả mà có thể với tới”, tức là thứ nếu nỗ lực sẽ đạt được. Tuy nhiên, cũng có những người lại mang một quan điểm hoàn toàn khác. Đó là “mục tiêu phải là thứ nếu nỗ lực bình thường thì không thể đạt được”. Bời vì với họ mục tiêu không đơn thuần với định nghĩa như mọi người vẫn nghĩ là phải là “mục tiêu để thử sức”.
Tuy nhiên, trong công ty nếu thử thiết lập những mục tiêu như thế này sẽ luôn bị phản đối của nhiều người. “Nếu là mục tiêu mà nỗ lực bình thường không thể đạt được thì dù có thực hiện đi chăng nữa cũng lãng phí. Vì thế, không làm ngay từ đầu thì tốt hơn”. Ngoài ra, những mục tiêu cao sẽ khiến cho nhân viên gặp phải những lo lắng không nhỏ.
Để thúc đẩy sự phát của mỗi tổ chức cần thiết lập mục tiêu đủ cao
Mặc dù vậy, để dành chiến thắng được trong cuộc chiến cạnh tranh không khoan nhượng với những đối thủ khác, việc đặt mục tiêu cao để thúc đẩy sự phát triển của tổ chức là rất cần thiết. Nếu đạt được mục tiêu này thì mới có thể duy trì được công ty và đảm bảo công việc cho nhân viên. Vì thế, khi thiết lập mục tiêu, chúng ta không được quên định nghĩa về một “mục tiêu thử sức”.
Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về một kinh nghiêm thiết lập mục tiêu. K là một nhân viên kinh doanh và cậu nhận được chỉ thị mục tiêu về doanh số năm nay sẽ tăng thêm 120% so với năm trước. Tuy nhiên, trong bối cảnh dân số già đang gia tăng thì khả năng thị trường phát triển thêm 20% là rất thấp.
“Trong trường hợp này, nếu cứ chỉ giao cho nhân viên K mục tiêu như trên chắc chắn cậu sẽ phản bác lại hoặc dẫu có nhận đi chăng nữa thì tinh thần làm việc cũng giảm sút. Vì thế tôi đã quyết định thiết lập mục tiêu thành 2 giai đoạn.”
Tôi gọi K là và nói chuyện về mục tiêu mình muốn thiết lập và chúng tôi đã quyết định sẽ chia thành 2 giai đoạn.
Giai đoạn đầu, mục tiêu chỉ ở mức nỗ lực bình thường cũng có thể đạt được. Giai đoạn hai thì cần phải nỗ lực rất nhiều mới có thể đạt được.
Cụ thể, chúng tôi đã thống nhất mục tiêu cho giai đoạn đầu là 105% và giai đoạn tiếp theo là 120%. Nhưng các bạn cũng đừng quên rằng, dù chúng ta có sắp xếp để thiết lập mục tiêu ổn thoả thì vấn đề nhân viên có duy trì sự nỗ lực để hướng tới mục tiêu đã đặt ra hay không vẫn còn đó.”
Theo kinh nghiệm của bản thân, năng lực của mỗi người khác nhau nên nếu nhân viên cảm thất khả năng thực hiện được vào khoảng 90~95% thì họ sẽ dốc sức làm. Nhưng nếu khả năng thực hiện dưới 90% thì họ sẽ rất bất an dù vẫn thực hiện.
Vì thế, nếu ý thực được vấn đề này bạn nên hỏi trực tiếp cảm giác của nhân viên rồi hỗ trợ để nhân viên có thể đạt được mục tiêu đã đề ra.
Việc chia làm 2 giai đoạn với những mục tiêu khó không những giảm được gánh nặng về tinh thần cho nhân viên mà cấp trên còn có thể sắp xếp hỗ trợ, chỉ đạo để cùng nhân viên hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
[divider]
Bùi Linh
Tham khảo: Quản lý công xưởng 3/2017