Drone siêu nhỏ giúp cây cỏ thụ phấn

Nếu thiếu những chú ong, phần lớn thức ăn chúng ta đang có sẽ trở nên khó kiếm hơn. Tuy nhiên, hiện nay số lượng ong trên toàn thế giới đang có dấu hiệu sụt giảm. Trong khi nhiều nhà khoa học đang tìm cách để duy trì số lượng ong trong tự nhiên, thì một nhóm nghiên cứu đến từ Nhật Bản đã nghĩ đến một ý tưởng khác. Ý tưởng của họ là sử dụng những chiếc drone siêu nhỏ để giúp cây cỏ thụ phấn.

Nghiên cứu này được bắt đầu từ năm 2007 khi một thành viên phát hiện một lọ gel còn dư trong phòng nghiên cứu. Lọ gel này là công cụ nghiên cứu của một thí nghiệm thất bại, tuy nhiên tại thời điểm được phát hiện vẫn chưa bị phân huỷ. Thông thường gel được làm chủ yếu bằng nước nên chỉ vài năm là không sử dụng được. Vì loại gel trong phòng thí nghiệm là gel ion hoá, rất dính và có độ nhớt cao nên nhóm nghiên cứu đã nghĩ rằng nó sẽ rất có ích trong việc thu phân hoa.

Để thí nghiệm tính năng này của gel, nhóm nghiên cứu đã nhỏ một giọt gel lên lưng những con kiến và thả chúng trong một chiếc hộp đầy hoa Tuy-líp. Kết quả những con kiến đã thu được rất nhiều phấn hoa.

Tiếp đó nhóm nghiên cứu mua một chiếc drone giá rẻ và phủ nó bằng loại gel này. Trong tự nhiên, những con ong cũng được phủ bởi những chiếc lông nhỏ để giữ phấn tốt hơn. Chiếc drone cũng được trang bị lông như thế (làm từ lông ngựa) để làm tăng diện tích tiếp xúc và tạo ra lực hút tĩnh điện. Với sự kết hợp giữa lông và gel, nhóm nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả vượt trội trong thu phấn nhân tạo so với việc không sử dụng.

Xu hướng tương lai của drone trong nông nghiệp

Có thể nói phát hiện của nhóm nghiên cứu có tính ứng dụng rất lớn trong nông nghiệp và robotic. Mở ra một hướng phát triển thiết bị thụ phấn nhân tạo (robot-ong) giải quyết vấn đề sụt giảm số lượng ong trong tự nhiên. Những robot-ong này cũng có thể được dạy để tuân theo những lộ trình nhất định bằng hệ thống định vị toàn cầu và trí tuệ nhân tạo. Tất nhiên để làm được điều ngày, chiếc drone sẽ cần hệ thống cảm biến mô phỏng ong trong thực tế, như mắt, bộ phận xử lý, bộ phận định hướng.

Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Chem.

[divider]

Biên dịch: Trungmaster, theo Newatlas.com

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan