[ĐI LÊN TỪ THẤT BẠI] Bài 2: An toàn và Chất lượng phải được tuân thủ bởi “Quy định”

Tại Toyota, luôn tồn tại suy nghĩ “Số một là an toàn, số hai cũng là an toàn”. Điều này chứng tỏ, vấn đề an toàn của nhân viên luôn được đặt lên hàng đầu.

Hơn nữa, mỗi chiếc ô tô chạy trên đường có thể gây ảnh hưởng tới sinh mạng của người lái xe nên mọi tiêu chuẩn về chất lượng luôn được thiết lập rất chặt chẽ.

Tại Toyota, không chỉ tồn tại những quy định về sản xuất, giá gốc, nơi làm việc mà còn có những quy định về đảm bảo an toàn và chất lượng.

Đặc biệt, an toàn cũng giống như không khí là thứ không thể thiếu để đối với sự sống của con người và tồn tại như một điều đương nhiên. Chính vì an toàn thường xuyên bị lãng quên nên việc đặt ra những quy định là rất quan trọng.

Ví dụ, có một quy định để đảm bảo an toàn trong công xưởng “Po- Ke – Te-Na – Shi”.

– Po là chữ cái đầu của chữ Pocket: Tức là quy định không bỏ tay vào túi áo túi quần.

– Ke là chữ cái đầu của chữ Keitaidenwa (smartphone): Không vừa đi vừa xem điện thoại.

– Te là chữ cái đầu của chữ Tesuri (tay nắm cầu thang): Khi xuống cầu thang phải tuyệt đối sử dụng tay nắm.

– Na là chữ cái đầu Naname (vắt ngang): Không đi tắt ngang qua đường (chỉ qua đường đúng chỗ đã quy định)

– Shi là chữ cái đầu Shisakosho (Chỉ tay): Luôn dừng lại chỉ tay trái phải để kiểm tra tan toàn tại những chỗ đường giao nhau rồi mới qua đường.

Chỉ cần thực hiện nghiêm ngặt những điều này trong quá trình di chuyển trong công xưởng thì sẽ phòng tránh được tai nạn xảy ra. Nếu lúc tai nạn xảy ra rồi mới để ý thì đã quá muộn. Vì thế cần nghiêm khắc với những nhân viên không tuân thủ quy định để phòng tránh trước.

Cấp trên phải người nghiêm khắc với nhưng nhân viên vi phạm quy định

Chuyên gia đào tạo Niibari Takagi đã từng có kinh nghiệm sương máu về tầm quan trọng của việc tuân thủ quy định an toàn.

Đây là câu chuyện khi ông Takagi còn giữ chức tổ trưởng. Có một ngày, nhân viên cấp dưới của ông đi xuống cầu thang rất nhanh mà không sử dụng tay nắm và đã va vào ông đội trưởng khi ông này đột nhiên xuất hiện ở chân cầu thang. Bởi vì trong công ty có quy định rằng tuyệt đối phải sử dụng tay nắm khi xuống cầu thang nên ông đội trưởng đã gọi ông Takagi lại và mắng rằng “Cậu nhân viên kia có phải là nhân viên của cậu phải không? Thật không thể tin nổi”.

Không phục với những gì ông đội trưởng nói, sáng hôm sau ông Takagi đã tập hợp 120 nhân viên lại và cùng ông tới gặp ông đội trưởng để nộp đơn xin từ chức. Đến bây giờ ông vẫn còn nhớ như in thời khắc đó.

“Vào thời điểm đó tôi cũng không còn trẻ nhưng tôi nghĩ mình đã làm việc theo cảm tính. Đương nhiên việc tuân thủ luật lệ rất quang trọng nhưng tôi lại nghĩ việc này nên để cho nhân viên tự giác. Bởi vì, khi còn trẻ tôi cũng từng có kinh nghiệm làm việc cùng cấp trên nghiêm khắc. Không ít nhân viên trong công xưởng đã tự thu mình lại trước sự nghiêm khắc đó. Vì thế nếu tôi thắt chặt việc tuân thủ quy định thì cũng giống như cản trở cấp dưới phát huy tính tự chủ của bản thân.”

Thế nên dù bị đội trưởng mắng thậm tệ, tôi đã không phục điều đó và vẫn hành động theo cảm tính. Tuy nhiên, sau này tôi đã phải hối hận vì điều này. Đương nhiên, ông đội trưởng cũng xé ngay tờ đơn thôi việc trước mặt mọi người.”

2 tuần sau sự việc đó, có tai nạn lao động đã xảy ra. Chính cậu nhân viên cấp dưới của ông Takagi khi đang nâng một thùng phi dầu bằng xe nâng, thì chiếc thùng phi bị rơi khiến cậu bị kẹt ngón tay và bị thương nặng.

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn chính là do nhân viên này không tuân thủ những quy định về an toàn. Theo quy định, không được phép cho tay hoặc đưa cơ thể vào phía dưới những vật nặng, hoặc trong trường hợp bắt buộc thì phải sử dụng thiết bị chống rơi để đảm bảo an toàn. Thế nhưng, người nhân viên đã nghĩ rằng “Chỉ thế này thôi chắc không sao đâu” nên đã tự ý ưu tiên thao tác trước khi đảm bảo an toàn.

Khi này ông Takagi mới tỉnh ngộ và nói rằng.

“Tôi biết đã quá muộn khi sự việc xảy ra. Nhưng lúc này tôi mới thực sự hiểu ra tại sao đội trưởng lại mắng thậm tệ những cấp dưới không tuân thủ quy định như vậy. Ông đã nhận ra rằng nơi tôi quản lý đang thiếu ý thức tuân thủ luật lệ nên khi va chạm với cấp dưới của tôi tại chân cầu thang ông đã mắng rất nặng lời.

Kết cục, đội trưởng không quy trách nhiệm cho tôi về tai nạn đó nhưng sau đó tôi đã tự đưa ra đối sách phải thường xuyên đi quanh khu vực làm việc để kiểm tra triệt để thao tác của nhân viên. Nếu không thể đảm bảo tính an toàn cho nhân viên thì có khả năng sẽ gây phiền hà tới toàn bộ công xưởng. Vì thế quan lần này tôi đã thêm một lần nữa ý thức về tầm quan trọng của việc tuân thủ quy định.”

POINT: Trong công việc có không ít trường hợp tuyệt đối không thể để xảy ra sai sót. Đối với những công việc quan trọng phải triệt để tuân thủ những quy định đã đề ra.

[divider]

Bùi Linh

Tham khảo: トヨタの失敗学

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan