Làm sao để nâng cao năng lực của mỗi nhân viên?

Công ty A – là một công ty sản xuất thiết bị bán dẫn hàng đầu thế giới, luôn duy trì được thị phần của mình dưới sức ép cạnh tranh tại thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, thời gian gần đây, cùng với sự lớn mạnh của nhiều công ty đến từ Đài Loan, thị phần của công ty A tại thị trường Mỹ đang dần bị thu hẹp. Vì lí do này, công ty A đã quyết định đặt ra mục tiêu phải nâng cao năng lực của nhân viên nhằm tăng năng lực cạnh tranh của chính mình. Câu hỏi đặt ra là phải làm thế nào để có thể thực hiện được mục tiêu này ?

Trong bài phỏng vấn sau, chúng ta sẽ cùng ông Yasuaki – người từng có 30 năm kinh nghiệm làm việc tại Toyota và hiện là giám đốc trung tâm nghiên cứu giáo dục nhân tài HY – thử trao đổi và tìm cách xử lý xem sao.

Q: Thời gian gần đây, các doanh nghiệp Nhật Bản đang bị cuốn vào làn sóng cạnh tranh toàn cầu. Đi cùng với đó là vấn đề nâng cao năng lực của nhân viên để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đang làm đau đầu các nhà quản lý. Đối với vấn đề này thì các nhà quản lý tại Toyota có bí quyết gì đặc biệt không thưa ông?

Y: Để nâng cao năng lực của nhân viên lên mức cao nhất có thể, người quản lý tại Toyota có cách riêng của mình. Đó là việc thực thi “quản lý con tim” – yếu tố giúp nâng cao động lực làm việc của mỗi nhân viên.

Trong giới hạn mà tôi biết, trong các doanh nghiệp của Nhật Bản hầu như không có một phương pháp quản lý cố định nào, mà chủ yếu phụ thuộc vào từng người quản lý. Nhiều nhà quản lý lại không thể nâng cao năng lực của nhân viên đơn giản bởi họ không có khả năng “quản lý con tim” của nhân viên.

Q: Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này không?

Y: Nói ngắn gọn đây là cách quản lý hướng cho nhân việc không hành động một cách bộc phát. Về cơ bản, cách quản lý này thực hiện theo các bước sau:

– Đầu tiên, người quản lý cần giải thích cho nhân viên của mình hiểu tại sao cần phải làm công việc này. Những lúc bận rộn nhiều người quản lý thường bỏ qua việc giải thích này mà chỉ nói ngắn gọn “hãy làm giúp tôi việc này”. Tệ hơn nữa, nhiều người còn ra lệnh: “Hãy im lặng và làm đi” khi bị nhân viên hỏi về lí do. Điều này vô tình khiến nhân viên cảm thấy rằng họ bị ép buộc phải làm việc. Việc giải thích rõ ràng sẽ giúp người nhân viên hiểu được ý nghĩa, giá trị của việc được giao và khiến họ có cảm giác hoàn thành sau khi làm xong việc.

– Sau đó, hãy giải thích cho cấp dưới rằng việc thực hiện công việc này không chỉ vì mục tiêu của bộ phận hay công ty. Mà thay vào đó, họ sẽ được lợi ích gì sau khi hoàn thành công việc. Mặc dù, nghĩa vụ của người nhân viên là làm việc bởi họ nhận lương của công ty. Nhưng nếu giúp nhân viên hiểu được này thì không những có thể nâng cao giá trị công việc mà còn mở ra tiềm năng bổ nhiệm nhân viên đó vào các dự án lớn hơn với vai trò quan trọng hơn. Đó cũng là động lực để nhân viên nâng cao năng suất.

– Tiếp đến, hãy làm rõ mục tiêu mà công việc sẽ hướng tới. Mục tiêu này có thể được viết trên bảng, dán trên tường hay ghi chú trong các tập tài liệu. Với điều kiện ai cũng có thể thấy và có thể hiểu khi nhìn thấy mục tiêu này. Để làm vậy thì người quản lý và nhân viên sẽ phải trao đổi với nhau một cách rõ ràng cụ thể. Việc này không những giúp nâng cao khả năng giao tiếp trong công việc mà còn có thể giúp nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên.

– Cuối cùng, hãy cùng làm rõ nội dung công việc và trách nhiệm của nhân viên. Cụ thể, người nhân viên đó sẽ làm những phần việc nào, thực hiện ra sao. Trong nhiều trường hợp, khi mà trách nhiệm và quyền lợi không rõ ràng, người nhân viên thường hay lưỡng lự và khó mà tiến hành công việc một cách suôn sẻ.

Xem tiếp nội dung ở trang 2 ➡

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan