Làm sao để nâng cao năng lực của mỗi nhân viên?

Q: Nếu nghe những chia sẻ của ông thì mọt chuyện có vẻ đơn giản, và những việc làm trên là đương nhiên đối có thể thực hiện với một người quản lý. Nhưng nếu bị hỏi “Ông đang thực hiện như thế nào?” thì theo tôi sẽ có không ít người quản lý sẽ phải méo mặt. Ngoài những bước căn bản để nâng cao năng lực của nhân viên như ông đã chia sẻ ở trên thì còn có cách nào khác để quản lý “con tim” không thưa ông?

Y: Điểm quan trọng trong việc quản lý “con tim” chính là việc tạo ra môi trường để có thể nâng cao động lực làm việc và ý nghĩa công việc của nhân viên. Điều này không có nghĩa là phải cần một khoản đầu tư lớn. Thay vào đó hãy tìm ra những vướng mắc nhỏ trong công việc rồi giải quyết chúng. Làm như thế sẽ giúp sinh ra những thành quả to lớn mà đôi khi chúng ta cũng không ngờ tới.

Ví dụ, khi đang còn làm quản lý tại Toyota, tôi có một nhân viên bị thương ở chân. Khi đó trong các nhà vệ sinh tại công xưởng hầu hết đều lắp đặt xí bệt, và người nhân viên kia đã gặp rất nhiều khó khăn mỗi khi đi vệ sinh. Khi nhận ra điều này tôi đã quyết định thay một bồn cầu kiểu mới. Đây chỉ là một việc làm rất nhỏ nhưng đã làm người nhân viên cảm kích “Cảm ơn vì đã để ý đến cả những việc nhỏ nhặt như vậy”.

Tại công xưởng nơi tôi từng làm việc cũng có một người đội trưởng bộ phận sản xuất được mọi người yêu mến đơn giản chỉ bởi ông đã lắp thêm một chiếc gương tại một góc của dây chuyền sản xuất. Trong một lần đi vòng quanh công xưởng, ông đã phát hiện ra rằng có một góc chết khiến 2 người công nhân đi từ 2 hướng có thể va chạm va chạm nhau và gây ra nguy cơ làm rớt đồ hoặc tai nạn. Khi nhận ra nguy cơ này, ông đã lập tức mua một chiếc gương và lắp tại góc đó. Trong suy nghĩ của nhân viên thì đội trưởng là người ở vị trí cao hơn họ rất nhiều và trong tâm trí của họ thì: “ông ấy sẽ chẳng bao giờ quan tâm tới những việc nhỏ nhặt như thế”. Nhưng chỉ với những hành động nhỏ, nhiều nhân viên đã trở thành FAN của người đội trưởng. Những quan tâm dù rất nhỏ như thế đôi khi lại làm “rung động” trái tim của nhân viên hơn cả việc đầu tư những thiết bị tự động cho công việc của họ. Kết quả là động lực làm việc sẽ được nâng cao, năng lực cũng tăng dần và đạt thành tốt. Đây chính là giá trị đích thực của việc “quản lý con tim”.

Q: Cảm ơn những chia sẻ của ông.


Thực hiện: Bùi Linh
Theo Nikkei Monozukuri

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan