Với danh nghĩa đại diện cho doanh nghiệp Đức, SAP, BOSCH, SIEMENS sẽ là 3 nhân tố chính trong chiến dịch “Industry 4.0” (cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4). 3 công ty này sẽ hợp tác với nhau để mở rộng khái niệm “Industry 4.0” ra toàn nước Đức. Chúng ta cùng nghe họ kể về bản chất của Industry 4.0.
Hợp tác toàn diện với Industry 4.0 (Ông Nils Herz Berzberg – Giám đốc thị trường Bắc Mỹ của SAP)
Ngành công nghiệp sản xuất là ngành trọng tâm trong “Industry 4.0”. “Chúng tôi hướng tới sự kết nối máy móc và tự động hóa các công đoạn sản xuất, xây dựng mối liên kết bền vững giữa các doanh nghiệp trong cùng một hệ thống” ông Nils cho biết. Hiện nay, SAP đang hỗ trợ rất nhiều doanh nghiệp Đức trong lĩnh vực phần mềm. Vì thế họ cũng đang được kỳ vọng sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp đó thực hiện thành công việc áp dụng 4.0 vào hệ thống sản xuất hiện tại, và kết nối các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực.
Khi Industry 4.0 được triển khai, nhiều nhóm doanh nghiệp, đoàn thể sẽ được hình thành. Đặc biệt, sẽ không tồn tại vấn đề bản quyền đối với doanh nghiệp tham gia thực hiện 4.0, họ chỉ việc phán đoán phần quan trọng đối với doanh nghiệp của mình và đưa vào áp dụng. Điều này có nghĩa là sẽ không xảy ra cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong việc áp dụng một bộ phận nào đó.
Từng bước thực hiện nhiều yếu tố, tiến gần hiện thực công xưởng lý tưởng (Ông Werner Struth – Giám đốc điều hành của Robert Bosch GmbH)
“Không phải Industry 4.0 là chính sách của chính phủ mà chúng tôi bắt buộc phải áp dụng. Việc đưa vào thực hiện hoàn toàn bắt nguồn từ mong muốn nâng cao chất lượng, tính sản xuất, giảm giá thành” ông Werner cho biết.
BOSCH luôn mang trong mình 2 sứ mệnh. Thứ nhất là vai trò của một nhà cung cấp phần mềm để cải cách nền sản xuất, thứ 2 với vai trò là một khách hàng. Thực tế, rất nhiều yếu tố đang được thảo luận trong Industry 4.0 đã được thực hiện trong công xưởng của BOSCH trên khắp thế giới. Cụ thể từ năm 2014, dây truyền sản xuất trong công xưởng của chúng tôi đã được thiết kế mới bổ xung thêm thiết bị sử dụng dầu nén với 3 yếu tố 3S (Sensor, Software, Solution service). Nhờ việc này chúng tôi đã có thể đối ứng được ngay lập tức với những thay đổi tức thời của khách hàng trong nhiều chủng loại máy móc.
Theo tôi Industry 4.0 cũng có thể suy nghĩ giống với một chiếc xe tự hành, BOSCH đã có trong tay kỹ thuật tự đậu xe, và chúng tôi cần thời gian để hoàn chỉnh những kỹ thuật còn lại. Cũng như vậy, Industry 4.0 cũng chưa phải một chính sách hoàn chỉnh, sẽ cần thời gian để thực hiện dần những yếu tố đưa chúng ta tiến gần tới trạng thái lý tưởng.
Chúng tôi sẽ kết nối văn phòng và công xưởng (Dietet Werener- Chuyên trách về Industry 4.0 tại Siemens)
Industry 4.0 chính là thế giới của sự kết nối giữa IoT (Internet of Thing) và IoS (Internet of Service). Hiện nay ở phần lớn các doanh nghiệp, văn phòng và công xưởng đang sử dụng 2 hệ thống quản lý khác nhau. Vì thế mục tiêu của Industry 4.0 là kết nối chúng lại theo thời gian thực. Việc này sẽ mang lại một cuộc cách mạng trong mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Và không ai khác, chúng tôi (Siemens) cảm thấy mình đang mang trọng trách này.
Cuộc cách mạng này thực sự chỉ hiệu quả khi làn sóng cải cách được lan tỏa khắp các doanh nghiệp trên lãnh thổ Đức. Cũng giống như ví dụ về xe tự hành, một chiếc xe được cấu thành từ rất nhiều chi tiết. Vì thế, cần thiết phải có sự tham gia của cả doanh nghiệp cung cấp linh kiện đến các doanh lắp ráp, bán hàng.
Chúng tôi tin rằng, mình có đủ bản lĩnh để dẫn đầu trong cuộc cải cách này và đưa doanh nghiệp Đức hướng ra thế giới.
Thực hiện: Bùi Linh
Tài liệu tham khảo: Industry 4.0 – Nikkei